Những tác phẩm thường xuyên góp mặt trong các đề luyện thi đại học môn Văn
Thứ tư - 11/03/2020 02:48
Chiếm tới 50% số điểm của đề thi, nghị luận văn học luôn được xem là phần trọng điểm trong quá trình củng cố kiến thức. Để việc ôn tập đảm bảo hiệu quả, hãy cùng chúng tôi điểm danh những tác phẩm thường xuyên được đưa vào các đề thi đại học môn Văn. Đó sẽ là cơ sở giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
1. “Đất nước” - Nguyễn Khoa Điềm
“Đất nước” là tác phẩm xuất hiện phổ biến trong các đề thi đại học môn văn. Đây cũng là tác phẩm được trích đoạn để ra đề trong đề thi tốt nghiệp Ngữ văn các năm 2008, 2013, đề thi Đại học năm 2005 và đề thi THPT quốc gia 2017. Trong đó, đoạn thơ tiêu biểu được trích từ “Đất nước” chính là: “Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm/ Đất nước là nơi ta hò hẹn…”. Câu hỏi xoay quanh “Đất nước” thường là yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận, phân tích.
2. “Vợ nhặt” - Kim Lân
“Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm cực kỳ nổi tiếng và được yêu thích. Tác phẩm này từng xuất hiện trong đề thi THPT tốt nghiệp năm 2011, đề thi Đại học, Cao đẳng năm 2009, 2012 và đề THPT quốc gia 2016. Yêu cầu xoay quanh “Vợ nhặt” thường là phân tích truyện từ đó nói lên khát vọng sống của con người hoặc yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận về kết thúc truyện.
3. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - Hoàng Phủ Ngọc Tường
Trong các đề thi đại học môn văn tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” học sinh thường được yêu cầu nêu cảm nhận về trích đoạn nào đó hoặc cảm nhận về vẻ đẹp sông Hương qua ngòi bút của tác giả. Đây là tác phẩm mới xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia năm 2019 và trước đó cũng đã từng xuất hiện trong đề thi Đại học năm 2009, 2010, 2012.
4. “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành
“Rừng xà nu” nhìn chung là tác phẩm xuất hiện khá ít trong đề luyện thi đại học môn văn những năm gần đây, tuy nhiên, trước năm 2012 thì tác phẩm này lại xuất hiện khá nhiều. Những câu hỏi xoay quanh tác phẩm này thường là phân tích nhân vật Tnú và phân tích hình tượng cây xà nu.
5. “Tây Tiến” - Quang Dũng
“Tây Tiến” là tác phẩm thường xuyên được sử dụng để ra đề trong các kỳ thi đại học. Yêu cầu liên quan đến bài thơ này thường là phân tích tác phẩm hoặc nêu cảm nhận về hình tượng người lính. Các năm mà “Tây Tiến” xuất hiện trong đề thi là 2005, 2006, 2008 và 2013.
6. “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài
Vợ chồng A Phủ là tác phẩm được sử dụng thường xuyên trong các đề thi đại học môn văn, tác phẩm này cũng đã xuất hiện tới 4 lần trong đề thi môn năm từ năm 2002 tới nay. Câu hỏi xoay quanh tác phẩm này thường về sức sống tâm hồn nhân vật, diễn biến tâm trạng hoặc hành động trong đêm tình của Mị.
7. “Việt Bắc” - Tố Hữu
Đoạn thơ trong “Việt Bắc” thường được sử dụng trong đề thi đại học là:” Mình đi, có nhớ những ngày/Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù/Mình về, có nhớ chiến khu…”. Các câu hỏi thường yêu cầu tập trung phân tích hoặc nêu cảm nhận.
8. “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân
Yêu cầu xoay quanh tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” thường là tập trung phân tích hình tượng từ đó làm nổi bật cách miêu tả của tác giả. Tính từ năm 2012 tới này tác phẩm này đã xuất hiện khoảng 4 lần trong các đề thi.
9.“Chiếc thuyền ngoài xa” - Nguyễn Minh Châu
“Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm thường xuyên được nhắc tới trong đề thi nhiều năm trở lại đây, gần nhất là năm 2015 và 2018. Câu hỏi xoay quanh tác phẩm này nhìn chung khá đa dạng, từ phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa với cảnh bạo lực gia đình, đến phân tích người đàn bà và chi tiết tấm ảnh cuối truyện.
10. “Chí Phèo” - Nam Cao
“Chí Phèo” là tác phẩm nổi bật của chương trình Phổ thông và cũng khá quen thuộc với các đề luyện thi đại học môn văn. Gần đây nhất, tác phẩm này đã xuất hiện trong đề thi các năm 2004, 2010, 2012
Hy vọng rằng, danh sách những tác phẩm thường xuyên góp mặt trong các đề thi đại học môn Văn mà bài viết đã nêu ra sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị thật tốt trong kỳ thi THPT quốc gia 2020. Chúc bạn có tinh thần vững vàng và gặp nhiều may mắn để “vượt vũ môn” thành công!
Năm 2020, Đại học Công nghiệ Quảng Ninh dự kiến tuyển sinh 1700 chỉ tiêu cho 29 ngành học, trong đó, có nhiều ngành mang lại các cơ hội việc làm hấp dẫn như: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử,... Để biết thêm chi tiết về chương trình tuyển sinh của QUI, bạn có thể tham khảo tại http://tuyensinh.qui.edu.vn/tuyen-sinh-dai-hoc/thong-bao-tuyen-sinh-dai-hoc-he-chinh-quy-nam-2020-130.html
“Đất nước” là tác phẩm xuất hiện phổ biến trong các đề thi đại học môn văn. Đây cũng là tác phẩm được trích đoạn để ra đề trong đề thi tốt nghiệp Ngữ văn các năm 2008, 2013, đề thi Đại học năm 2005 và đề thi THPT quốc gia 2017. Trong đó, đoạn thơ tiêu biểu được trích từ “Đất nước” chính là: “Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm/ Đất nước là nơi ta hò hẹn…”. Câu hỏi xoay quanh “Đất nước” thường là yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận, phân tích.
2. “Vợ nhặt” - Kim Lân
“Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm cực kỳ nổi tiếng và được yêu thích. Tác phẩm này từng xuất hiện trong đề thi THPT tốt nghiệp năm 2011, đề thi Đại học, Cao đẳng năm 2009, 2012 và đề THPT quốc gia 2016. Yêu cầu xoay quanh “Vợ nhặt” thường là phân tích truyện từ đó nói lên khát vọng sống của con người hoặc yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận về kết thúc truyện.
3. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - Hoàng Phủ Ngọc Tường
Trong các đề thi đại học môn văn tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” học sinh thường được yêu cầu nêu cảm nhận về trích đoạn nào đó hoặc cảm nhận về vẻ đẹp sông Hương qua ngòi bút của tác giả. Đây là tác phẩm mới xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia năm 2019 và trước đó cũng đã từng xuất hiện trong đề thi Đại học năm 2009, 2010, 2012.
4. “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành
“Rừng xà nu” nhìn chung là tác phẩm xuất hiện khá ít trong đề luyện thi đại học môn văn những năm gần đây, tuy nhiên, trước năm 2012 thì tác phẩm này lại xuất hiện khá nhiều. Những câu hỏi xoay quanh tác phẩm này thường là phân tích nhân vật Tnú và phân tích hình tượng cây xà nu.
5. “Tây Tiến” - Quang Dũng
“Tây Tiến” là tác phẩm thường xuyên được sử dụng để ra đề trong các kỳ thi đại học. Yêu cầu liên quan đến bài thơ này thường là phân tích tác phẩm hoặc nêu cảm nhận về hình tượng người lính. Các năm mà “Tây Tiến” xuất hiện trong đề thi là 2005, 2006, 2008 và 2013.
6. “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài
Vợ chồng A Phủ là tác phẩm được sử dụng thường xuyên trong các đề thi đại học môn văn, tác phẩm này cũng đã xuất hiện tới 4 lần trong đề thi môn năm từ năm 2002 tới nay. Câu hỏi xoay quanh tác phẩm này thường về sức sống tâm hồn nhân vật, diễn biến tâm trạng hoặc hành động trong đêm tình của Mị.
7. “Việt Bắc” - Tố Hữu
Đoạn thơ trong “Việt Bắc” thường được sử dụng trong đề thi đại học là:” Mình đi, có nhớ những ngày/Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù/Mình về, có nhớ chiến khu…”. Các câu hỏi thường yêu cầu tập trung phân tích hoặc nêu cảm nhận.
8. “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân
Yêu cầu xoay quanh tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” thường là tập trung phân tích hình tượng từ đó làm nổi bật cách miêu tả của tác giả. Tính từ năm 2012 tới này tác phẩm này đã xuất hiện khoảng 4 lần trong các đề thi.
9.“Chiếc thuyền ngoài xa” - Nguyễn Minh Châu
“Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm thường xuyên được nhắc tới trong đề thi nhiều năm trở lại đây, gần nhất là năm 2015 và 2018. Câu hỏi xoay quanh tác phẩm này nhìn chung khá đa dạng, từ phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa với cảnh bạo lực gia đình, đến phân tích người đàn bà và chi tiết tấm ảnh cuối truyện.
10. “Chí Phèo” - Nam Cao
“Chí Phèo” là tác phẩm nổi bật của chương trình Phổ thông và cũng khá quen thuộc với các đề luyện thi đại học môn văn. Gần đây nhất, tác phẩm này đã xuất hiện trong đề thi các năm 2004, 2010, 2012
Hy vọng rằng, danh sách những tác phẩm thường xuyên góp mặt trong các đề thi đại học môn Văn mà bài viết đã nêu ra sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị thật tốt trong kỳ thi THPT quốc gia 2020. Chúc bạn có tinh thần vững vàng và gặp nhiều may mắn để “vượt vũ môn” thành công!
Năm 2020, Đại học Công nghiệ Quảng Ninh dự kiến tuyển sinh 1700 chỉ tiêu cho 29 ngành học, trong đó, có nhiều ngành mang lại các cơ hội việc làm hấp dẫn như: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử,... Để biết thêm chi tiết về chương trình tuyển sinh của QUI, bạn có thể tham khảo tại http://tuyensinh.qui.edu.vn/tuyen-sinh-dai-hoc/thong-bao-tuyen-sinh-dai-hoc-he-chinh-quy-nam-2020-130.html
Những tin mới hơn:
- Các quy tắc trọng âm cần nhớ nằm lòng khi làm đề thi đại học môn tiếng Anh
- Lịch đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng thi đại học 2020 "tịnh tiến" theo thời gian thi THPT quốc gia
- Thử thách 1000 câu điền từ trong các đề luyện thi tiếng Anh đại học có đáp án
- Quy chế xét tuyển nguyện vọng thi đại học vừa ưu tiên vừa bình đẳng, liệu có mâu thuẫn?
- Học ngành kế toán yêu cầu những gì?
- Tóm tắt ngữ pháp teen 2k2 cần nhớ trước khi làm đề luyện thi đại học cao đẳng môn tiếng Anh
- Những lưu ý từ Bộ GD&ĐT dành cho thí sinh dự thi THPT quốc gia 2020
- Thí sinh thi lại THPT quốc gia 2020 đăng ký như thế nào? cần chú ý những gì?
- Danh sách những ngành nghề HOT ở các khối thi hiện nay
- Điểm liệt là gì? Quy định điểm liệt thi tốt nghiệp 2020
Những tin cũ hơn:
- Kinh nghiệm làm bài bất chấp mọi dạng đề luyện thi đại học môn lịch sử
- 8 dạng câu hỏi không bao giờ vắng mặt trong bài đọc hiểu đề thi đại học môn Tiếng Anh
- Chiến lược luyện đề thi đại học môn Hóa năm 2020 dựa trên cấu trúc đề
- Không đăng ký nguyện vọng có được thêm nguyện vọng sau khi thi đại học?
- Hướng dẫn chi tiết cách thay đổi nguyện vọng thi đại học 2020
- Các chuyên đề luyện thi đại học môn lý và 3 nguyên tắc ôn tập hiệu quả
- Tổng hợp kinh nghiệm xử lý từng dạng bài trong đề luyện tiếng Anh thi đại học
- Làm hồ sơ xét tuyển học bạ lớp 12: Những lỗi sai thường gặp cần lưu ý
- Vừa xét tuyển học bạ lớp 12 vừa xét tuyển bằng kết quả thi THPT có được không?
- Những ngành nào xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia 2020 khối A?