Phải xác định hướng đi, nghề nghiệp trước lớp 12
Thứ năm - 17/10/2019 04:01
Rất nhiều học sinh lớp 12 đang còn bỡ ngỡ chưa biết xác định, hướng nghiệp cho bản thân. Nên theo học ngành gì hay nghề nào? Sau này mình sẽ làm gì...
Làm thế nào để HS nhận thức đúng mình đang ở đâu: năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình, địa phương… để chọn cho mình 1 nghành nghề phù hợp
Bắt đầu bước vào học kỳ 2 cũng là lúc các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho mình những kỳ thi quan trọng: thi tốt nghiệp và thi đại học, và cũng là lúc các bạn đang đứng trước thời điểm quyết định: chọn trường chọn nghề như thế nào để phù hợp với mình. Muốn vậy, điều quan trọng bắt buộc là các em phải biết mình mong muốn gì, yêu thích điều gì và thế mạnh, năng lực sở trường của mình là gì…
Chọn trường, chọn nghề đặc biệt quan trọng đối với các em học sinh lớp 12 bởi vì đó cũng chính là sự lựa chọn tương lai của các em. Nếu chọn cho mình một nghề phù hợp, ngoài việc giúp cho mỗi cá nhân đảm bảo cuộc sống vật chất, mà còn giúp họ có được niềm vui, hạnh phúc và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống. Thế nhưng hiện nay, hầu hết học sinh lớp 12 còn rất lúng túng và mơ hồ trước quyết định của mình, không dám chắc nghề mình định chọn có phải là nghề phù hợp với mình hay không, các em thiếu thông tin cần thiết để làm cơ sở trước khi ra quyết định.
Đa số học sinh lớp 12 thiếu sự hiểu biết đầy đủ về nghề nghiệp cũng như về đặc điểm bản thân, từ đó dẫn đến việc các em có suy nghĩ sai lệch trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Để thành công trong cuộc sống, các em học sinh phải biết lựa chọn nghề nghiệp cho mình phù hợp giữa nguyện vọng, khả năng của bản thân với nhu cầu của xã hội. Để chọn được cho mình một nghề phù hợp, các em cần chú ý một vài yếu tố sau trước khi ra quyết định:
1. Tìm hiểu thế giới này có bao nhiêu ngành nghề: Tìm hiểu từng ngành nghề một, Tư duy nghề nghiệp có hợp với cá nhân, sở thích, nhu cầu tuyển dụng, công việc cụ thể ra sao ....
2. Xác định sở thích bản thân: Các em phải biết xác định rõ mình hứng thú với nghề gì? Đam mê với nghiệp gì? Có còn "cả thèm chóng chán" hay không? Hiện nay, rất nhiều bạn sinh viên học tới năm thứ 3 rồi vẫn nhảy trường và đến khi tốt nghiệp thì nhảy việc...
3. Xác định được điều kiện kinh tế gia đình, đây cũngc hính là lý do khiến các em học sinh, sinh viên yên tâm về ngành - nghề mình lựa chọn để từ đó có phương hướng phát triển sự nghiệp cho tương lai
Muốn đạt được các yếu tố trên, các em cần phải biết tích cực học hỏi, tìm kiếm thông tin, tham gia các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nghề nghiệp, tham khảo những lời khuyên bổ ích từ gia đình, nhà trường hoặc từ các nhà tư vấn hướng nghiệp, để từ đó có thể chủ động đưa ra quyết định hợp lý. Các em phải luôn năng động, luôn mở rộng tầm mắt, đừng để tự đóng khung mình vào một quyết định nghề nghiệp vội vàng nào đó để rồi cả đời phải gắn mình vào một công việc mà mình không hề yêu thích và hứng thú
Bắt đầu bước vào học kỳ 2 cũng là lúc các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho mình những kỳ thi quan trọng: thi tốt nghiệp và thi đại học, và cũng là lúc các bạn đang đứng trước thời điểm quyết định: chọn trường chọn nghề như thế nào để phù hợp với mình. Muốn vậy, điều quan trọng bắt buộc là các em phải biết mình mong muốn gì, yêu thích điều gì và thế mạnh, năng lực sở trường của mình là gì…
Chọn trường, chọn nghề đặc biệt quan trọng đối với các em học sinh lớp 12 bởi vì đó cũng chính là sự lựa chọn tương lai của các em. Nếu chọn cho mình một nghề phù hợp, ngoài việc giúp cho mỗi cá nhân đảm bảo cuộc sống vật chất, mà còn giúp họ có được niềm vui, hạnh phúc và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống. Thế nhưng hiện nay, hầu hết học sinh lớp 12 còn rất lúng túng và mơ hồ trước quyết định của mình, không dám chắc nghề mình định chọn có phải là nghề phù hợp với mình hay không, các em thiếu thông tin cần thiết để làm cơ sở trước khi ra quyết định.
Đa số học sinh lớp 12 thiếu sự hiểu biết đầy đủ về nghề nghiệp cũng như về đặc điểm bản thân, từ đó dẫn đến việc các em có suy nghĩ sai lệch trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Để thành công trong cuộc sống, các em học sinh phải biết lựa chọn nghề nghiệp cho mình phù hợp giữa nguyện vọng, khả năng của bản thân với nhu cầu của xã hội. Để chọn được cho mình một nghề phù hợp, các em cần chú ý một vài yếu tố sau trước khi ra quyết định:
1. Tìm hiểu thế giới này có bao nhiêu ngành nghề: Tìm hiểu từng ngành nghề một, Tư duy nghề nghiệp có hợp với cá nhân, sở thích, nhu cầu tuyển dụng, công việc cụ thể ra sao ....
2. Xác định sở thích bản thân: Các em phải biết xác định rõ mình hứng thú với nghề gì? Đam mê với nghiệp gì? Có còn "cả thèm chóng chán" hay không? Hiện nay, rất nhiều bạn sinh viên học tới năm thứ 3 rồi vẫn nhảy trường và đến khi tốt nghiệp thì nhảy việc...
3. Xác định được điều kiện kinh tế gia đình, đây cũngc hính là lý do khiến các em học sinh, sinh viên yên tâm về ngành - nghề mình lựa chọn để từ đó có phương hướng phát triển sự nghiệp cho tương lai
Muốn đạt được các yếu tố trên, các em cần phải biết tích cực học hỏi, tìm kiếm thông tin, tham gia các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nghề nghiệp, tham khảo những lời khuyên bổ ích từ gia đình, nhà trường hoặc từ các nhà tư vấn hướng nghiệp, để từ đó có thể chủ động đưa ra quyết định hợp lý. Các em phải luôn năng động, luôn mở rộng tầm mắt, đừng để tự đóng khung mình vào một quyết định nghề nghiệp vội vàng nào đó để rồi cả đời phải gắn mình vào một công việc mà mình không hề yêu thích và hứng thú
Những tin mới hơn:
- "Giải phẫu" bí kíp ôn thi đại học nước rút của các thủ khoa
- KINH NGHIỆM HỌC KHỐI A1 MỤC TIÊU ĐỖ TRƯỜNG TOP CHO 2K2
- Năm 2020 vẫn lấy điểm thi THPT quốc gia để tuyển sinh đại học
- Thi trắc nghiệm Toán: Lo thầy cô dạy mẹo, học sinh mất tư duy logic
- Sau 2020, học sinh không bắt buộc phải thi để công nhận tốt nghiệp THPT
- Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2019
- [Mới nhất] - Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển Đại học 2020
- Tài chính – Ngân hàng: Ngành học luôn " khát'' nhân lực
- Quản trị kinh doanh: Ngành học dành cho những người năng động
- Bật mí bí quyết "tránh bẫy" khi làm đề luyện thi Hóa đại học 2020
Những tin cũ hơn:
- Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Kỹ thuật điện là gì? Ra trường làm gì?
- 5 mấu chốt trong định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
- Top 10 Nghề “HOT” Trong Tương Lai Ở Việt Nam – Xu Hướng Trong 5 Năm Tới
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án thi, tuyển sinh sau năm 2020
- Câu chuyện chọn ngành: Cần cân nhắc thật kỹ và lắng nghe bản thân nhiều hơn
- Bạn không muốn trượt đại học, hãy nhớ kỹ những điểm sau
- 5 Phương thức xét tuyển Đại học, CĐ năm 2020
- Thi THPT quốc gia 2020 được giữ ổn định như các năm trước.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học trở lên giảm mạnh