Quy chế tuyển sinh đại học năm 2021 có gì mới?
Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức ban hành Thông tư số 16/2021/TT-BGDĐT ngày 1/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 7/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/7/2021.
Quy chế tuyển sinh sửa đổi bên cạnh cập nhật nội dung của các văn bản: Luật, Nghị định, Pháp lệnh người có công đã có hiệu lực, thống nhất các văn bản thuật ngữ thì có một số điểm mới thay đổi so với năm 2020, cụ thể:
Với việc xét tuyển, quy chế bổ sung phương thức thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến. Sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần (so với năm 2020 thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng một lần).
Theo Quy chế này, Bộ GD&ĐT quy định chặt chẽ hơn về việc các UBND các địa phương khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đặt hàng đào tạo nhân lực cho tỉnh, đối tượng là học sinh các vùng trên. Cụ thể, thí sinh là người có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên và học 3 năm cấp trung học phổ thông tại địa phương, cam kết làm việc tại tỉnh sau khi tốt nghiệp; Chủ tịch UBND cấp tỉnh đặt hàng chịu trách nhiệm giải trình với các cơ quan chức năng và xã hội về nhu cầu đặt hàng đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo.
Ngoài giấy chứng nhận kết quả thi THPT, các trường không được dùng bất cứ một hình thức nào khác để thay thế giấy chứng nhận xác định nhập học.
Để xét tuyển đợt 1, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non chỉ được chọn một trong hai phương thức: Đăng ký trực tiếp trên Phiếu đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển hoặc đăng ký trực tuyến theo hướng dẫn của sở GD&ĐT và nộp lệ phí đăng ký xét tuyển. Trong các đợt xét tuyển sau đợt 1, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí theo quy định của cơ sở đào tạo.
Quy chế tuyển sinh mới bổ sung các điều kiện ưu tiên đối tượng với thí sinh đủ điều kiện theo pháp lệnh của Thường vụ Quốc hội có hiệu lực từ 1/7/2021.
Cũng theo quy chế này, Bộ GD&ĐT quản lý cơ sở dữ liệu xét tuyển chung toàn quốc; xây dựng, duy trì và vận hành Cổng thông tin tuyển sinh để hỗ trợ thí sinh và các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh. Do đó, những vấn đề như: Chỉ đạo điều hành công tác tuyển sinh, cơ sở dữ liệu về kết quả thi tốt nghiệp THPT, hệ thống nhập dữ liệu thống kê nguyện vọng của thí sinh và các thông tin khác cần thiết cho công tác tuyển sinh được Bộ GD&ĐT cập nhật.
Những tin mới hơn:
- Các mốc thời gian quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học
- Đề xuất xét tuyển đại học, cao đẳng một lần sau hai đợt thi tốt nghiệp THPT
- Cách tính nhanh điểm xét tốt nghiệp THPT 2021, xem đỗ hay trượt nhanh chóng
- Những điều thí sinh cần lưu ý khi thi THPT 2021
- Bài giải môn Ngữ văn
- Hôm nay 9/7, bắt đầu chấm thi tốt nghiệp THPT 2021
- Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT 2021 là bao nhiêu?
- Những mốc thời gian QUAN TRỌNG sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
- Quy định điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH 2021
- Tuyển sinh 2021: Khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh được phép điều chỉnh những gì?
Những tin cũ hơn:
- Thi xong tốt nghiệp THPT 2021 bao lâu biết điểm thi?
- Quy định về làm bài thi tổ hợp thi tốt nghiệp THPT 2021
- Những lưu ý giúp học sinh lớp 12 ôn tập tốt môn Tiếng Anh
- 5 điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
- Có được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học khi chưa thi tốt nghiệp THPT?
- Những mốc thời gian QUAN TRỌNG sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
- Bốn dạng bài ngữ pháp trong đề tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT
- Cách tra cứu số báo danh, phòng thi, địa điểm thi tốt nghiệp THPT 2021
- 4 trường hợp khiến thí sinh trượt tốt nghiệp THPT 2021
- Xét học bạ - Xu thế tuyển sinh mới của các trường đại học