Quy chế xét tuyển nguyện vọng thi đại học vừa ưu tiên vừa bình đẳng, liệu có mâu thuẫn?
Thứ năm - 19/03/2020 22:13
Với quy chế thi THPT quốc gia mới được công bố, thí sinh 2k2 có thể sẽ cảm thấy vướng mắc với một số nội dung liên quan đến việc xét tuyển nguyện vọng thi đại học. Rốt cuộc các nguyện vọng mà bạn đăng ký được xem xét một cách bình đẳng hay được ưu tiên tùy theo thứ tự? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải trọn vẹn băn khoăn.
Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển nguyện vọng thi đại học với số lượng không giới hạn. Trong đó, các lựa chọn phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Hướng dẫn này có thể sẽ khiến nhiều thí sinh cảm thấy hoang mang khi đối chiếu với một quy định khác, đó là các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau.
Để lý giải rõ “mâu thuẫn” này, chúng ta cần phân tích một cách cụ thể thế nào là “ưu tiên” và “bình đẳng” trong nội dung quy chế. Cụ thể, “ưu tiên” ở đây dùng để chỉ mối quan hệ giữa các nguyện vọng của một cá nhân. Xét từ nguyện vọng 1, mỗi thí sinh sẽ chỉ được công nhận trúng tuyển vào 1 nguyện vọng có thứ tự cao nhất có thể. Các lựa chọn sau, dù bạn đủ hay thừa điểm, đều không được xét đến.
Ví dụ: Bạn A đạt 21 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia. A đăng ký 3 nguyện vọng như sau:
NV1: Ngành Công nghệ sinh học – Đại học Lạc Hồng - điểm trúng tuyển 18
NV2: Ngành Dược học – Trường Đại học Lạc Hồng - điểm trúng tuyển 20
NV3: Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng – Trường Đại học Lạc Hồng - điểm trúng tuyển 14
Dù đủ điểm ở tất cả các lựa chọn, A sẽ chỉ được công nhận trúng tuyển nguyện vọng 1, các nguyện vọng 2 và 3 không có giá trị.
Vậy tại sao lại nói khi xét tuyển các nguyện vọng được xem xét bình đẳng với nhau? “Bình đẳng” ở đây dùng để chỉ mối quan hệ giữa các thí sinh đăng ký chung trường, ngành học và tổ hợp môn trong cùng một đợt xét tuyển. Đơn vị tuyển sinh sẽ đánh giá tất cả thí sinh dựa trên điểm thi thay vì thứ tự ưu tiên của nguyện vọng.
Ví dụ: A và B cùng đăng ký vào ngành Quản trị kinh doanh - Đại học Lạc Hồng với tổ hợp môn D01. Tuy nhiên, A sắp xếp nguyện vọng này ở vị trí thứ nhất, trong khi B đặt nó làm nguyện vọng 3. Với trường hợp đã trượt cả nguyện vọng 1 và 2, B sẽ có cơ hội trúng tuyển nguyện vọng 3 với số điểm chuẩn tương tự A.
Với những ví dụ, so sánh, lý giải cụ thể, hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn một góc nhìn rõ ràng hơn về việc xét tuyển nguyện vọng thi đại học trong kỳ thi THPT quốc gia 2020. Chúc teen 2k2 luôn tự tin và có được những quyết định đúng đắn trước hành trình “vượt vũ môn” sắp tới
Những tin mới hơn:
- Học ngành kế toán yêu cầu những gì?
- Tóm tắt ngữ pháp teen 2k2 cần nhớ trước khi làm đề luyện thi đại học cao đẳng môn tiếng Anh
- Những lưu ý từ Bộ GD&ĐT dành cho thí sinh dự thi THPT quốc gia 2020
- Thí sinh thi lại THPT quốc gia 2020 đăng ký như thế nào? cần chú ý những gì?
- Danh sách những ngành nghề HOT ở các khối thi hiện nay
- Điểm liệt là gì? Quy định điểm liệt thi tốt nghiệp 2020
- Một số mẹo nhỏ cho các thí sinh làm bài thi trắc nghiệm Tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia
- Thi THPT quốc gia 2020: Thí sinh bị đình chỉ 1 môn sẽ bị hủy kết quả tất cả bài thi
- Đề thi THPT quốc gia 2020 được bảo quản trong hòm hoặc két sắt, bảo vệ 24h/ngày
- Ngành Quản trị kinh doanh học gì? Ra trường làm gì?
Những tin cũ hơn:
- Thử thách 1000 câu điền từ trong các đề luyện thi tiếng Anh đại học có đáp án
- Lịch đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng thi đại học 2020 "tịnh tiến" theo thời gian thi THPT quốc gia
- Các quy tắc trọng âm cần nhớ nằm lòng khi làm đề thi đại học môn tiếng Anh
- Những tác phẩm thường xuyên góp mặt trong các đề luyện thi đại học môn Văn
- Kinh nghiệm làm bài bất chấp mọi dạng đề luyện thi đại học môn lịch sử
- 8 dạng câu hỏi không bao giờ vắng mặt trong bài đọc hiểu đề thi đại học môn Tiếng Anh
- Chiến lược luyện đề thi đại học môn Hóa năm 2020 dựa trên cấu trúc đề
- Không đăng ký nguyện vọng có được thêm nguyện vọng sau khi thi đại học?
- Hướng dẫn chi tiết cách thay đổi nguyện vọng thi đại học 2020
- Các chuyên đề luyện thi đại học môn lý và 3 nguyên tắc ôn tập hiệu quả