Sinh viên đi làm thêm đúng ngành học giúp 'ghi điểm' trong mắt nhà tuyển dụng
Sinh viên nên đi làm thêm theo đúng chuyên ngành để có kinh nghiệm thực tế, giúp ích cho bản thân sau khi ra trường hay chỉ cần công việc làm thêm tạo ra thu nhập để có cuộc sống thoải mái hơn? Vấn đề này đã thu hút nhiều tranh luận từ chính người trong cuộc.
Nguyễn Quang Tú, tốt nghiệp chuyên ngành Cơ khí Máy xây dựng, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải chia sẻ: “Tôi thấy hiện nay, sinh viên vừa đi học vừa làm thêm là khá nhiều. Hồi còn sinh viên, tôi cũng đã làm thêm nhiều công việc.
Tôi từng làm nhân viên bán hàng Lotte Mart từ năm nhất đại học, sau đó làm nhân viên pha chế của một quán cafe, làm nhân viên bán hàng quần áo, rồi làm nhân viên giao hàng.
Theo tôi, nếu sinh viên có cơ hội thì nên đi làm thêm, nhưng không nhất thiết phải làm công việc theo đúng chuyên ngành mà bản thân đang học. Bởi không phải ai cũng may mắn khi ra trường có thể làm đúng chuyên ngành mình đã học. Bản thân tôi từng là sinh viên chuyên ngành Cơ khí Máy xây dựng, nhưng hiện tại đang là nhân viên văn phòng.
Công việc làm thêm trái ngành cũng không sao, miễn sao sinh viên luôn thấy thoải mái và vui vẻ với công việc mình đang làm, không áp lực hay gò bó, có thể kiếm được tiền để lo cho bản thân, gia đình và có cơ hội phát triển trong tương lai là được”.
Theo anh Tú, sẽ thật may mắn nếu như sinh viên tìm việc làm thêm đúng với ngành nghề mình học và yêu thích. Nhưng nếu trong trường hợp, công việc làm thêm hoàn toàn trái với những gì sinh viên được học thì cũng đừng quá lo ngại, bởi đây cũng là một cơ hội để trải nghiệm.
Công việc mới này sẽ mang đến cho các bạn sinh viên cơ hội trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm. Và biết đâu, công việc này sẽ giúp ích cho sinh viên trong tương tai. Đây cũng là chi tiết giúp hồ sơ xin việc của sinh viên phong phú hơn.
Đi làm thêm đúng ngành để tích lũy kinh nghiệm
Hiện nay, công việc làm thêm rất đa dạng, các bạn sinh viên nên chọn cho mình một công việc phù hợp, bổ trợ cho chuyên ngành mà mình đang theo học. Bởi điều đó sẽ giúp sinh viên tích lũy được rất nhiều kỹ năng công việc.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm làm việc đúng ngành nghề cũng là điểm cộng trong hồ sơ xin việc sau này. Ví dụ sinh viên học Tài chính – Kế toán thì có thể tìm việc làm như thu ngân, nhập sổ sách, số liệu…
Nếu sinh viên học Quản trị Du lịch và Khách sạn thì có thể tìm việc làm thêm là lễ tân, nhân viên phục vụ bàn…
Trương Quang Nhật, cử nhân chuyên ngành Phân tích Tài chính, Trường Học viện Tài chính cho biết: “Tôi tốt nghiệp tháng 9/2021 chuyên ngành Phân tích Tài chính. Bản thân tôi khá may mắn vì sau khi tốt nghiệp mình đã có công việc ổn định đúng với chuyên ngành mình theo học, hiện nay mình đang làm Phân tích Tài chính tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Á Mỹ.
Trong 4 năm đại học tôi cũng có công việc làm thêm đầu tiên là nhân viên bán hàng tại Circle K, sau đó đến năm 3, tôi bán giày online và hiện nay tôi vẫn duy trì công việc này bên cạnh công việc chính.
Công việc làm thêm thời sinh viên giúp mình có khoản thu nhập ổn định, bên cạnh đó tôi được tiếp xúc với nhiều người, giúp tôi tăng khả năng giao tiếp, nắm bắt được thị hiếu khách hàng.
Tôi nghĩ sinh viên nên chọn công việc làm thêm đúng với chuyên ngành mà bản thân đang theo học tại trường. Bởi đây là cơ hội để sinh viên được rèn luyện trong môi trường công việc cụ thể, hiểu được bản chất của công việc, học tập đi đôi với thực hành”.
“Tôi từng có khoảng thời gian đi làm thêm khi còn là sinh viên. Tôi làm gia sư dạy Tiếng Anh từ năm nhất, tiếp theo đó là nhận dịch sách, báo, tài liệu.
Với kinh nghiệm của bản thân sau 3 năm ra trường, theo tôi, nếu có cơ hội sinh viên nên đi làm thêm. Và việc làm thêm sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi đó là việc làm đúng với chuyên ngành của mà bản thân theo học.
Lúc này, nó sẽ không chỉ là việc đem lại thu nhập nữa mà còn là việc làm giúp sinh viên mở rộng được kiến thức chuyên môn và bồi đắp được kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn” – Nguyễn Thị Thu Trang, cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, hiện đang làm phiên dịch viên Tiếng Anh.
Trải qua 4 năm đại học với những kiến thức đã tích lũy được thì ai nấy đều mong muốn ra trường trở thành những người thành đạt trên chính con đường mà bản thân đã chọn.
Để bản thân có sự hiểu biết trong công việc, không bỡ ngỡ sau khi tốt nghiệp thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên nên đi làm thêm.
Đi làm thêm là cơ hội giúp sinh viên có được những trải nghiệm thực tế mà nếu không đi thì sẽ không bao giờ có được.
Từ công việc làm thêm, sinh viên được trau dồi, học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức, hiểu được thế mạnh của mình để từ đó phát triển bản thân trở thành phiên bản tốt nhất.
Nguồn tin: Báo Giáo dục
Những tin mới hơn:
- 7 lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất để không phí 4-5 năm ĐH
- Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
- Những thông tin mới nhất về tuyển sinh đại học năm 2022
- Mất gốc Tiếng Anh làm thế nào để đạt được 6 điểm khi thi?
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Tuyển sinh đại học theo tiêu chí mới, thí sinh cần chuẩn bị gì?
- Học sinh học trực tuyến, trường ĐH xét tuyển học bạ ra sao?
- Những ngành học cực HOT cho dân khối C
- Lộ trình học 100+ câu giao tiếp cơ bản Tiếng Anh trong 7 ngày
- Những ngành nghề HOT cho dân khối D
Những tin cũ hơn:
- 7 sai lầm khiến học tiếng Anh mãi không giỏi
- Có phải tất cả sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ 3,63 triệu/tháng?
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể giảm mạnh
- Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì?
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về những thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt ĐH
- Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung một số ngành đào tạo trình độ ĐH mới
- Chân dung 4 nam sinh vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021
- Không biết thích gì, học ngành gì thì phải làm sao?
- Soi mức lương ra trường của 4 ngành học có điểm chuẩn cao hàng đầu cả nước