Tại sao nên học đại học?
Giúp bạn có kiến thức chuyên sâu hơn
So với học hệ Cao đẳng hay Trung cấp, học nghề, thời gian học Đại học kéo dài hơn, thường là 4 -5 năm. Bởi vậy, lượng kiến thức được cung cấp sẽ nhiều hơn và chuyên sâu hơn. Khi theo một ngành trong trường ĐH, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức đầy đủ về ngành nghề đó, đặc biệt ở những năm cuối, bạn còn được đi thực tập, làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp, cơ quan đúng ngành nghề mình theo học.
Mỗi trường ĐH đều đảm bảo đầu ra cho sinh viên, cung cấp đủ kiến thức về ngành nghề theo học. Đây là lợi thế của sinh viên theo hệ ĐH hơn so với các hệ khác.
Tăng cơ hội lựa chọn việc làm và thu nhập
Thực tế cho thấy rằng, tấm bằng Đại học giúp bạn đảm bảo hơn về công việc và thu nhập. Khi mới ra trường, không có gì đảm bảo cho bạn về kinh nghiệm làm việc ngoài bằng cấp. Do đó, một tấm bằng tốt, một bảng điểm đẹp sẽ giúp bạn ghi điểm phần nào trong mắt nhà tuyển dụng.
Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp lớn còn ghi rõ trong yêu cầu tuyển dụng là phải tốt nghiệp ĐH các chuyên ngành liên quan... Do đó, nếu có bằng ĐH bạn đã đủ yêu cầu cơ bản để tham gia xét tuyển. Ở nhiều nơi làm việc như các cơ quan nhà nước, cùng một vị trí như nhau, số năm kinh nghiệm như nhau thì những người có bằng cấp cao hơn sẽ được hưởng mức lương cao hơn.
Học được cách tự học, độc lập
Ở bậc ĐH, tự học là chủ yếu. Muốn tiếp thu được kiến thức, phát triển bản thân, hay đơn giản là ra trường đúng hạn... thì tự học là việc rất quan trọng. Các sinh viên sẽ phải tự nghiên cứu, tìm tòi kiến thức, sẽ không còn được cầm tay chỉ mực như thời cấp 3 nữa. Do đó, sinh viên ĐH ra trường đa phần đều quen với việc làm việc độc lập, làm việc nhóm khi cần thiết, có khả năng tự học hỏi, nâng cấp bản thân.
Việc học đại học có thể giúp bạn khám phá thêm nhiều khả năng của bản thân. Cùng với việc tham gia các câu lạc bộ trong trường đại học giúp bạn phát hiện khả năng của bạn trong một lĩnh vực chuyên môn khác. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai của bạn.
Phát triển tư duy phản biện
Nhiều sinh viên sau khi ra trường lại lựa chọn công việc trái với chuyên ngành học và cho rằng quãng thời gian học đại học là lãng phí. Đây là một sai lầm lớn bởi trường đại học không chỉ dạy cho bạn kiến thức mà còn dạy bạn cách tư duy. Những cuộc tranh luận trên lớp và những bài tập dạng mở sẽ cho bạn một cái nhìn bao quát hơn khi xem xét một vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau và điều này sẽ kích thích bạn nảy sinh các ý tưởng mới.
Tạo dựng được các mối quan hệ
Các mối quan hệ bạn gây dựng được trong thời gian học ĐH là những mối quan hệ cực chất lượng, bởi biết dâu khi ra trường sau này, họ sẽ là những đối tác, những người đồng nghiệp hỗ trợ, cộng tác cùng bạn. Do đó, việc lựa chọn bạn chơi trong trường ĐH rất quan trọng. Họ không chỉ giúp bạn chia sẻ, học tập mà còn có thể giúp bạn công việc sau này.
Những tin mới hơn:
- Thí sinh lưu ý gì khi chọn sách ôn thi Đại học 2023?
- Những sự kiện giáo dục nổi bật năm 2022
- Làm thế nào để học 2 ngoại ngữ cùng lúc?
- Lộ trình ôn thi Tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2023
- Dấu hiệu nhận biết, công thức các thì trong tiếng Anh
- 3 ngành nghề luôn HOT, khát nhân lực và có mức thưởng Tết cao chót vót
- Công thức tính điểm ưu tiên theo quy định mới từ tuyển sinh 2023
- Cuộc chiến đăng ký tín chỉ của sinh viên
- Làm thế nào để lấy lại tinh thần học tập sau kỳ nghỉ Tết?
- Quy chế mới: Sinh viên có thể kéo dài thời gian học ĐH đến 15 năm
Những tin cũ hơn:
- Những sai lầm khi ôn thi Đại học mà 2k5 dễ mắc phải
- 6 nỗi ám ảnh mà sinh viên trường nào cũng phải trải qua
- 9 sự thật về ngành Thương mại điện tử cho 2k5 tham khảo chọn ngành
- Bốn nấc thang đến 9.0 IELTS Listening
- Thủ tục xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp THPT
- Các bước cần thiết để cải thiện kỹ năng thuyết trình cho học sinh, sinh viên
- Thi lại Đại học cần thi mấy môn? Thủ tục ra sao?
- Các phím tắt giúp bạn sử dụng Word, Excel, Power Point thành thạo
- Ngành Cơ khí ô tô
- Thống kê những ngành có tỷ lệ thí sinh nhập học cao nhất và thấp nhất 2022