Tất tần tật các thắc mắc về nguyện vọng và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học 2020

Đăng ký nguyện vọng là việc hết sức quan trọng với các thí sinh thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học năm 2020. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn xung quanh nguyện vọng xét tuyển 2020.

1, Có được đăng ký một ngành nhưng sử dụng 2 tổ hợp khác nhau không?

Bạn hoàn toàn có thể đăng ký một ngành, một trường với 2 tổ hợp xét tuyển khác nhau. Tuy nhiên, thí sinh không thể đăng ký ở cùng một nguyện vọng, mà phải điền lần lượt vào các nguyện vọng từ 1,2,3... trong Phiếu Đăng ký dự thi THPT và xét tuyển Đại học. Tóm lại mỗi ngành, mỗi tổ hợp xét tuyển khác nhau được coi là các nguyện vọng khác nhau.

2, Có được đăng ký một tổ hợp cho nhiều ngành trong cùng một trường Đại học? 

Câu trả lời là có. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh hoàn toàn có thể đăng ký một tổ hợp cho 2 ngành hoặc nhiều ngành trong cùng một trường. Bạn điền mỗi ngành là một nguyện vọng riêng. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng một tổ hợp để xét tuyển vào các ngành, trường khác nhau. 

3, Có thể đăng ký 2 hay 3 tổ hợp khi xét nguyện vọng được không?

Thí sinh có thể đăng ký nhiều tổ hợp nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, thí sinh phải dự thi các môn trong tổ hợp đó. Ví dụ: Bạn có thể đăng ký tổ hợp A00, D01 và bắt buộc phải thi đủ Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh, Văn. 

4,  Khi không đỗ nguyện vọng 1 thì nguyện vọng 2 có bị tăng điểm không hay xét nguyện vọng 2 có phải cao điểm hơn nguyện vọng 1 không?

Câu trả lời là không. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các nguyện vọng trong cùng một đợt xét tuyển được các trường Đại học xét bình đẳng như nhau, không phân biệt nguyện vọng 1, 2 hay 3,4,5... Vì thế, thí sinh dù đăng ký ở nguyện vọng 1 hay nguyện vọng 10 vào cùng 1 ngành đều được các trường xét tuyển bình đẳng như nhau, thí sinh điểm cao sẽ được xét trúng tuyển trước.

5, Đỗ nguyện vọng 1 và 2 nhưng lại muốn học ở trường nguyện vọng 2 có được không?

Nếu đã đỗ nguyện vọng 1, hệ thống sẽ tự ngừng xét tuyển các nguyện vọng sau. Vì thế, thí sinh không thể học ngành có nguyện vọng ưu tiên thấp hơn trong cùng một đợt xét tuyển đầu tiên. 

Tuy nhiên, nếu trong đợt xét tuyển đầu tiên, bạn không xác nhận nhập học với trường ở nguyện vọng 1 thì sẽ coi như từ chối học và có thể tham gia xét tuyển đợt bổ sung (đợt này thường vào khoảng tháng 8 trở đi nhưng năm 2020 sẽ muộn hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh (năm nay khoảng tháng 10). Lúc này, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào trường ở nguyện vọng 2. Tuy nhiên, việc này rất rủi ro vì ngành bạn muốn vào có thể không xét tuyển đợt bổ sung.

Ngoài ra, sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng. Nếu trong khoảng thời gian này thí sinh muốn thay đổi thứ tự nguyện vọng (đổi nguyện vọng 2 lên thành nguyện vọng 1) đều được. Bạn cần xác định kỹ để đưa ra quyết định phù hợp tránh phát sinh những điều không hay.
 

6, Có được đăng ký 2 nguyện vọng trong cùng một trường không? Hay mỗi trường chỉ được một nguyện vọng?

Bạn được phép chọn 2 nguyện vọng hoặc hơn trong cùng một trường. Không có quy định nào bắt buộc thí sinh chỉ được chọn một nguyện vọng cho một trường. 

7, Xét học bạ có phải ghi vào Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH 2020?

Không điền việc xét học bạ vào trong phần ghi nguyện vọng (mục 21) trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học mà phải nộp hồ sơ riêng theo quy định của từng trường.

8, Xét học bạ có giới hạn hồ sơ không?

Không giới hạn số hồ sơ xét học bạ của thí sinh. Bạn có thể nộp hồ sơ xét học bạ ở nhiều trường khác nhau vì đây là hình thức xét tuyển riêng. 

9, Đăng ký vào trường A xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, ngoài ra, vẫn xét học bạ vào trường A nữa thì có được không?

Thí sinh vừa có thể điền phiếu nguyện vọng vào trường A đồng thời gửi hồ sơ xét học bạ vào trường đó. Thí sinh hoàn toàn có thể không đỗ trường A bằng xét học bạ nhưng lại đỗ bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020.

10, Thi xong rồi, thí sinh có được thay đổi nguyện vọng? Nếu được thì thay đổi như thế nào?

Sau khi biết kết quả thi, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần bằng 2 cách: trực tuyến hoặc Phiếu Đăng ký xét tuyển. 

1, Đăng ký thi khối A00 rồi nhưng khi biết điểm lại không cao vậy có được đổi sang khối khác như A01 không?

Được. Tuy nhiên, bạn phải dự thi những môn mà A01 (Toán, Lý,Tiếng Anh) quy định. 

12, Có được thay đổi nguyện vọng từ trường này sang trường khác?

Thí sinh được thay đổi nguyện vọng từ trường này thành trường khác. Ví dụ: Thí sinh A có nguyện vọng 1 là trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. Sau khi biết điểm, A được quyền đổi trường thành Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông vào nguyện vọng 1 nếu có nhu cầu.

13, Thay đổi nguyện vọng lúc nào? 

- Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT theo phương thức trực tuyến: Từ ngày 19/9 đến 17h ngày 25/9

- Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng Phiếu ĐKXT: Từ ngày 19/9 đến 17h ngày 27/9

14Thêm nguyện vọng rồi xóa nguyện vọng khác nhưng số lượng vẫn như ban đầu thi dùng cách nào?

Bạn có thể thêm nguyện vọng rồi xóa một nguyện vọng khác. Nếu số lượng vẫn không đổi thì điều chỉnh trực tuyến. 

15, Các bước điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến và bằng phiếu như thế nào?

Thí sinh xem hướng dẫn chi tiết từng bước ở 2 link: 

- Điều chỉnh trực tuyến: https://tuyensinhso.vn/ban-tin/huong-dan-chi-tiet-chinh-xac-nhat-dieu-chinh-nguyen-vong-truc-tuyen-2020-c54674.html

- Điều chỉnh bằng Phiếu: https://tuyensinhso.vn/ban-tin/huong-dan-chi-tiet-chinh-xac-nhat-dieu-chinh-nguyen-vong-bang-phieu-2020-c55414.html

16, Điều chỉnh nguyện vọng bằng Phiếu ĐKXT thì có cần viết lại hồ sơ không?

Bạn chỉ cần kê khai đúng tờ Phiếu ĐKXT là được, không cần làm lại hồ sơ từ đầu.

17, Mua Phiếu và nộp Phiếu ĐKXT (Phiếu điều chỉnh nguyện vọng) ở đâu?

Thí sinh mua và nộp Phiếu tại nơi đã nộp hồ sơ hồi tháng 6. Nếu tăng thêm nguyện vọng thì đóng thêm lệ phí 30 nghìn đồng cho 1 nguyện vọng tăng thêm

Nguồn tin: tuyển sinh số

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi