Thí sinh sốc, phụ huynh lúng túng với phương án tuyển sinh ĐH 2022
Theo thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 13 phương thức tuyển sinh đại học được sử dụng trong năm 2022. Trong đó, các trường thường áp dụng đồng thời 5-7 phương thức, kết hợp cả thi tuyển và xét tuyển. Nhiều trường cũng đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến với nhiều điểm mới, thêm nhiều phương thức mới, phân bổ lại chỉ tiêu tuyển sinh. Trong đó, nhiều trường đại học giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT và tăng chỉ tiêu xét điểm thi đánh giá năng lực.
Việc đổi mới trong tuyển sinh của các trường đại học năm nay buộc phía nhà trường, học sinh phải đổi mới để thay đổi và thích ứng.
"Em sẽ ôn tập theo cách truyền thống giống anh chị khóa trước, nỗ lực nâng cao điểm thi ở các môn khối vì em biết bản thân không thể cạnh tranh ở các bài thi đánh giá năng lực", một học sinh lớp 12 ở Thanh Hóa chia sẻ.
"Hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến cho năm 2022. Em thấy đã có hơn 10 phương thức xét tuyển nên chúng em phải nhanh chóng xác định nguyện vọng và hình thức xét tuyển để đưa ra kế hoạch ôn thi phù hợp. Hiện nay, em tích cực học tập trên lớp, ôn luyện tại nhà và học thêm các trung tâm", một thí sinh khác tại Bắc Giang nói.
Nhiều thí sinh chật vật tìm các cách ôn luyện để trúng tuyển bởi chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp năm nay giảm rõ rệt. "Ban đầu, em dự định thi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vì năm ngoái, chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT của trường chiếm đến 50%. Sang năm nay, chỉ tiêu này giảm chỉ còn 10-15% nên cô hội thu hẹp rất nhiều. Em đang tính phương án thi thêm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để có thêm cơ hội trúng tuyển và các trường top trên", học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Khuyến (Nam Định) chia sẻ.
Không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cũng chóng mặt với ma trận tuyển sinh của năm nay. "Dù các trường đều nhấn mạnh phương thức tuyển sinh giữ ổn định nhưng mọi thứ với tôi đều mới tinh, đọc rất mất thời gian. Chưa kể, thời của tôi chỉ có một khối thi như A, B, C, D nên tôi cũng bối rối với nhiều ký hiệu tổ hợp mới", một vị phụ huynh ở Long Biên (Hà Nội) nói.
Về mặt tích cực, việc này đa dạng hóa lựa chọn trong tuyển sinh đại học, giảm phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh mới có con chuẩn bị thi cảm thấy lúng túng khi tiếp cận với hàng loạt phương án phức tạp.
Sau khi kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2021 kết thúc, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo, cho biết thời gian tới, Bộ sẽ xây dựng phương án để trao quyền tự chủ cho các trường nhiều hơn, cho phép đại học phối hợp tổ chức các kỳ tuyển sinh riêng bên cạnh sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Việc này nhằm hỗ trợ các trường đánh giá chính xác năng lực của thí sinh, tuyển đúng người đồng thời có thể giúp giảm bớt số lượng phương thức xét tuyển.
Những tin mới hơn:
- Một ngành học nhu cầu nhân lực đang ngày càng cấp bách, mức lương cao đáng mơ ước
- Tuyển sinh 2022: 20 con đường giúp thí sinh vào ĐH
- Xét tuyển đại học năm 2022: Phương án nào thuận lợi nhất?
- Tuyển sinh 2022: Chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT thấp kỷ lục
- Phải chuẩn bị gì nếu muốn học Công nghệ thông tin?
- Thiên tài sử học chia sẻ cách ghi nhớ lâu môn Lịch sử
- Giải thích về việc các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau
- Sổ tay kiến thức làm bài thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Ngữ văn
- Cách tránh 'loạn' trước hàng chục phương thức tuyển sinh đại học
- Lưu ý gì khi chuẩn bị chọn nguyện vọng, chọn phương thức xét tuyển 2022?
Những tin cũ hơn:
- Cách viết một bài luận hay để tăng cơ hội trúng tuyển ĐH
- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học chia sẻ về cách ôn thi tốt nghiệp THPT 2022
- Năm 2022, hơn 10 phương thức để vào ĐH, thí sinh cần chú ý gì?
- Tuyển sinh 2022: Thí sinh nên tận dụng tối đa các phương thức xét tuyển
- Những ngành nghề HOT cho dân khối D
- Lộ trình học 100+ câu giao tiếp cơ bản Tiếng Anh trong 7 ngày
- Những ngành học cực HOT cho dân khối C
- Học sinh học trực tuyến, trường ĐH xét tuyển học bạ ra sao?
- Tuyển sinh đại học theo tiêu chí mới, thí sinh cần chuẩn bị gì?
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?