Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần một kỳ thi gọn nhẹ
Thứ ba - 07/11/2023 20:48
Thời điểm này, Bộ GD&ĐT chưa chốt phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nhà giáo, bộ nên chọn phương án ít môn bắt buộc nhằm đảm bảo gọn nhẹ, giảm áp lực thi cử cho học sinh.
Trước đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu các sở GD&ĐT lấy ý kiến giáo viên về việc chọn một trong hai phương án gồm: phương án 1 thi 4 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn trong số các môn học sinh chọn học và phương án 2 là thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 môn tự chọn.
Trong quá trình lấy ý kiến, một số địa phương, chuyên gia đề xuất thêm phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 bao gồm cả Ngoại ngữ và Lịch sử nhằm đảm bảo gọn nhẹ, giảm áp lực tổ chức kỳ thi cũng như áp lực thi cử cho học sinh. Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ các phương án tổ chức kỳ thi từ năm 2025.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) nêu quan điểm, riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT làm sao tổ chức nhẹ nhàng, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh. Phía phụ huynh, giáo viên cũng đều mong muốn phương án thi mới giảm số môn thi và thuận lợi cho học sinh. Kỳ thi hiện nay, học sinh phải thi Văn, Toán, Ngoại ngữ và các môn trong tổ hợp KHTN hoặc KHXH nên nếu Bộ GD&ĐT giảm số môn thi sẽ giảm áp lực cho học sinh. Tuy nhiên, các trường ĐH cũng nên có phương án tuyển sinh riêng và sớm công bố để nhà trường, học sinh có sự chuẩn bị, định hướng.
Thầy Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) cho rằng, trong tất cả các phương án thi thì phương án 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn là phù hợp với mục tiêu gọn nhẹ, giảm áp lực. Ngoài ra, với 4 môn thi, ai có năng lực ở khối ngành nào sẽ chọn các môn thi phù hợp, kỳ thi sẽ cân bằng được tỉ lệ học sinh chọn khối tự nhiên và xã hội. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, học sinh chọn phương án thi tổ hợp KHXH nhiều hơn dẫn đến các môn tự nhiên thiếu sinh viên. Đây là điều rất đáng lo khi những ngành khoa học cơ bản thiếu nhân lực”.
Thi trắc nghiệm khó đánh giá năng lực
Thầy Đạt cho rằng, Bộ GD&ĐT cần cân nhắc, tính toán để có phương án đề thi phù hợp với định hướng đánh giá năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018. Nếu đổi mới kỳ thi phù hợp với chương trình nhưng vẫn tổ chức thi theo phương thức trắc nghiệm thì khó có thể đánh giá được năng lực học sinh. “Không có năng lực sáng tạo nào có thể đánh giá qua việc chọn phương án A hoặc B mà phải kết hợp trắc nghiệm với tự luận để học sinh có cơ hội thể hiện năng lực, làm chủ kiến thức”, thầy Đạt nói.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng, phải thay đổi quan điểm “học gì thi nấy” mà coi học sinh là trung tâm và để các em tự lựa chọn. Ở bậc THPT là bậc định hướng nghề nghiệp, học sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp gọn nhẹ và học sâu vào các môn có năng lực. Do đó, tổ chức thi tốt nghiệp với 2 môn bắt buộc, 2 môn lựa chọn là phương án tốt nhất hiện nay. Khi thực hiện chương trình GDPT mới, ngay từ khi vào lớp 10, các em đã được lựa chọn học các môn học phù hợp với năng lực sở trường và có định hướng ngành nghề yêu cầu thí sinh phải đáp ứng, không học tràn lan như trước.
Hiệu trưởng một trường THPT chuyên tại Hà Nội cho rằng, lâu nay kỳ thi tốt nghiệp THPT coi trọng môn Ngoại ngữ bằng cách đặt ngang hàng với Toán, Ngữ văn nhằm thúc đẩy việc dạy học ở các nhà trường. Và Ngoại ngữ được xác định là công cụ cần thiết để học sinh học tập và làm việc hiện nay cũng như về sau. Do đó, nếu phương án thi mới môn bắt buộc không có Ngoại ngữ cần phải có lộ trình thực hiện cũng như căn cứ đánh giá chương trình GDPT 2018 rằng, năng lực của học sinh đã đáp ứng.
Trong quá trình lấy ý kiến, một số địa phương, chuyên gia đề xuất thêm phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 bao gồm cả Ngoại ngữ và Lịch sử nhằm đảm bảo gọn nhẹ, giảm áp lực tổ chức kỳ thi cũng như áp lực thi cử cho học sinh. Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ các phương án tổ chức kỳ thi từ năm 2025.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) nêu quan điểm, riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT làm sao tổ chức nhẹ nhàng, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh. Phía phụ huynh, giáo viên cũng đều mong muốn phương án thi mới giảm số môn thi và thuận lợi cho học sinh. Kỳ thi hiện nay, học sinh phải thi Văn, Toán, Ngoại ngữ và các môn trong tổ hợp KHTN hoặc KHXH nên nếu Bộ GD&ĐT giảm số môn thi sẽ giảm áp lực cho học sinh. Tuy nhiên, các trường ĐH cũng nên có phương án tuyển sinh riêng và sớm công bố để nhà trường, học sinh có sự chuẩn bị, định hướng.
Thầy Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) cho rằng, trong tất cả các phương án thi thì phương án 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn là phù hợp với mục tiêu gọn nhẹ, giảm áp lực. Ngoài ra, với 4 môn thi, ai có năng lực ở khối ngành nào sẽ chọn các môn thi phù hợp, kỳ thi sẽ cân bằng được tỉ lệ học sinh chọn khối tự nhiên và xã hội. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, học sinh chọn phương án thi tổ hợp KHXH nhiều hơn dẫn đến các môn tự nhiên thiếu sinh viên. Đây là điều rất đáng lo khi những ngành khoa học cơ bản thiếu nhân lực”.
Thi trắc nghiệm khó đánh giá năng lực
Thầy Đạt cho rằng, Bộ GD&ĐT cần cân nhắc, tính toán để có phương án đề thi phù hợp với định hướng đánh giá năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018. Nếu đổi mới kỳ thi phù hợp với chương trình nhưng vẫn tổ chức thi theo phương thức trắc nghiệm thì khó có thể đánh giá được năng lực học sinh. “Không có năng lực sáng tạo nào có thể đánh giá qua việc chọn phương án A hoặc B mà phải kết hợp trắc nghiệm với tự luận để học sinh có cơ hội thể hiện năng lực, làm chủ kiến thức”, thầy Đạt nói.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng, phải thay đổi quan điểm “học gì thi nấy” mà coi học sinh là trung tâm và để các em tự lựa chọn. Ở bậc THPT là bậc định hướng nghề nghiệp, học sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp gọn nhẹ và học sâu vào các môn có năng lực. Do đó, tổ chức thi tốt nghiệp với 2 môn bắt buộc, 2 môn lựa chọn là phương án tốt nhất hiện nay. Khi thực hiện chương trình GDPT mới, ngay từ khi vào lớp 10, các em đã được lựa chọn học các môn học phù hợp với năng lực sở trường và có định hướng ngành nghề yêu cầu thí sinh phải đáp ứng, không học tràn lan như trước.
Hiệu trưởng một trường THPT chuyên tại Hà Nội cho rằng, lâu nay kỳ thi tốt nghiệp THPT coi trọng môn Ngoại ngữ bằng cách đặt ngang hàng với Toán, Ngữ văn nhằm thúc đẩy việc dạy học ở các nhà trường. Và Ngoại ngữ được xác định là công cụ cần thiết để học sinh học tập và làm việc hiện nay cũng như về sau. Do đó, nếu phương án thi mới môn bắt buộc không có Ngoại ngữ cần phải có lộ trình thực hiện cũng như căn cứ đánh giá chương trình GDPT 2018 rằng, năng lực của học sinh đã đáp ứng.
Nguồn tin: Báo tiền phong:
Những tin mới hơn:
- Nợ tín chỉ là gì? Nợ tín chỉ thì bị xử lý như thế nào?
- Bằng tốt nghiệp Đại học có ghi xếp loại không?
- 7 lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất để không phí 4-5 năm ĐH
- IELTS 8.0 làm được gì? Kinh nghiệm đạt IELTS 8.0
- Sẽ xóa sổ 38 trường cao đẳng đào tạo sư phạm
- 18 ngành nghề cần lao động tốt nghiệp đại học được Bộ GD&ĐT thống kê
- Cách quản lý tiền, tiết kiệm tiền cho sinh viên năm nhất
- Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn
- 3 chứng chỉ sinh viên ĐH nhất định phải có
- Sự khác nhau giữa bằng kỹ sư và bằng cử nhân
Những tin cũ hơn:
- 5 lưu ý cho sinh viên khi chọn việc làm thêm vừa có thu nhập vừa tốt cho chuyên ngành
- Phương pháp học Tiếng Anh qua phim ảnh và bài hát
- Đi nghĩa vụ quân sự được những quyền lợi gì? Cần biết kẻo thiệt
- Nên thi IELTS trên máy tính hay trên giấy? Tiêu chí đánh giá khác nhau hay không?
- 10 thói quen thực hiện mỗi ngày giúp nâng trình Tiếng Anh
- Chọn sai ngành phải làm sao?
- 13 kỹ năng sinh viên cần phải trau dồi ngay từ năm nhất
- 5 bí quyết đạt điểm cao môn Triết học
- 7 lý do vì sao sinh viên năm nhất nên học Tiếng Anh
- 5 phương pháp ghi chép giúp học sinh, sinh viên học đến đâu nhớ đến đấy