Thống kê tuyển sinh 2022 cho thấy thí sinh không mặn mà với xét tuyển sớm
Cụ thể, trong số những TS đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm, chỉ 35% đăng ký NV1 với các phương thức này. Khi kết thúc xét tuyển đợt 1, trong số những TS trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm, có 30% TS không đăng ký NV1 vào phương thức xét tuyển sớm. Nghĩa là những TS này đặt NV1 và các NV cao hơn vào phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT 2022, nhưng không đỗ.
Đặc biệt, khi bắt đầu xét tuyển đợt 1, có tới 35% TS tuy đã đăng ký xét tuyển sớm và được trường ĐH thông báo đủ điều kiện trúng tuyển nhưng không đăng ký các NV này vào hệ thống. Điều đó cho thấy các TS trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm nhưng lại hoàn toàn không muốn vào các ngành mà mình đã được công bố trúng tuyển theo phương thức này.
Một con số thú vị khác cũng được Bộ GD-ĐT cung cấp, đó là chỉ có 28% TS trúng tuyển thẳng (được các giải học sinh giỏi quốc gia, giải thưởng cuộc thi khoa học kỹ thuật…) xác nhận nhập học ngay. Nghĩa là có 72% TS trúng tuyển thẳng đã không dùng quyền được tuyển thẳng, mà tiếp tục lựa chọn đăng ký xét tuyển.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, tổng số NV đủ điều kiện trúng tuyển vào các cơ sở đào tạo đưa lên hệ thống để xử lý NV là 1.259.645. Tổng số TS được xét trúng tuyển đợt 1 là 567.399 (trong đó 3.580 TS trúng tuyển cao đẳng sư phạm mẫu giáo). Số được xét trúng tuyển đạt 97,03% chỉ tiêu (tổng chỉ tiêu toàn quốc năm 2022 tăng khoảng 60.000, tương đương với 12% so với năm 2021).
Trong báo cáo của Bộ GD-ĐT gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về một số nội dung chính trong công tác tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1.
Những tin mới hơn:
- 3 điều thí sinh cần biết về phương thức xét học bạ
- Kinh nghiệm học xong sớm chương trình ĐH cho sinh viên
- Thích kinh doanh nên học ngành gì?
- Bài học nào cho kỳ tuyển sinh năm 2023?
- Một ngành học khát nhân lực, đầu vào không khó nhưng đầu ra lương cực cao
- Ngành học lấy điểm đầu cao cực cao, cơ hội việc làm và mức lương ngày càng khủng
- 10 ngành có tỷ lệ người được tuyển dụng trong lần đầu xin việc cao nhất
- Ngành học đầu vào có thể tới 28 điểm nhưng lương hậu hĩnh, cơ hội lại càng rộng mở trong tương lai
- Dừng hàng loạt kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, thí sinh Việt Nam bối rối, lo lắng
- Điều kiện để sinh viên có thể tốt nghiệp ĐH sớm
Những tin cũ hơn:
- 160+ từ vựng thường gặp trong phần thi Speaking IELTS
- 5 nhóm ngành dự báo sẽ cực HOT trong vòng vài năm tới
- Các phương thức tuyển sinh 2023 sẽ được triển khai theo hướng như thế nào?
- Lời khuyên từ sinh viên đi trước cho sinh viên năm nhất
- Điểm tên các loại laptop tốt cho học sinh, sinh viên học tập
- Thông tin cần nắm được về nghĩa vụ quân sự 2023
- Kinh nghiệm học tốt các môn đại cương, giúp sinh viên qua môn dễ dàng
- Cách viết lý lịch học sinh, sinh viên Đại học, Cao đẳng 2022
- Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tuyến
- Bộ GD&ĐT lưu ý các thí sinh sau khi biết điểm chuẩn 2022