Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học chia sẻ về cách ôn thi tốt nghiệp THPT 2022
Trả lời câu hỏi của báo Tuổi trẻ, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) lưu ý đề kiểm tra, đánh giá, thi tốt nghiệp THPT 2022 không bao gồm những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm...
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 về cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2021, vẫn bám sát kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12. Trong đó, sách giáo khoa là tài liệu tham khảo chính.
Các trường cần tổ chức cho học sinh học tập và ôn luyện bám sát kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12 và lưu ý các nội dung kiến thức có liên quan, tiếp nối ở lớp 10, 11 theo hướng khai thác, vận dụng kiến thức đã học trong chương trình theo yêu cầu cần đáp ứng theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Trong giai đoạn ôn tập, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho rằng thí sinh không nên quá lạm dụng việc thi thử. Thí sinh có thể tham dự một vài cuộc thi thử sau khi đã hoàn thành chương trình và ôn tập đầy đủ để làm quen với cấu trúc đề thi, rèn luyện kỹ năng làm bài thi. Quan trọng nhất, học sinh phải chủ động hệ thống hóa kiến thức và luyện tập các kỹ năng khai thác, vận dụng kiến thức theo hệ thống câu hỏi, các dạng bài tập theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; qua đó nắm vững kiến thức một cách có hệ thống và làm chủ kiến thức để khai thác, sử dụng trong các tình huống khác nhau của đề kiểm tra, đánh giá, thi.
Việc học tập, ôn luyện phải được thực hiện từ "gốc", với việc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề, tình huống trong các câu hỏi, bài tập tự luận, các bài thực hành, dự án học tập...; qua đó giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách có hệ thống, phát triển các kỹ năng và năng lực vận dụng kiến thức đã học ở các mức độ từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, vận dụng cao. Do đó, nếu chỉ ôn tập qua các câu hỏi khách quan sẽ khó đáp ứng yêu cầu nắm vững kiến thức một cách hệ thống để có thể huy động, vận dụng trong các tình huống khác nhau.
Những tin mới hơn:
- Cách viết một bài luận hay để tăng cơ hội trúng tuyển ĐH
- Thí sinh sốc, phụ huynh lúng túng với phương án tuyển sinh ĐH 2022
- Một ngành học nhu cầu nhân lực đang ngày càng cấp bách, mức lương cao đáng mơ ước
- Tuyển sinh 2022: 20 con đường giúp thí sinh vào ĐH
- Xét tuyển đại học năm 2022: Phương án nào thuận lợi nhất?
- Tuyển sinh 2022: Chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT thấp kỷ lục
- Phải chuẩn bị gì nếu muốn học Công nghệ thông tin?
- Thiên tài sử học chia sẻ cách ghi nhớ lâu môn Lịch sử
- Giải thích về việc các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau
- Sổ tay kiến thức làm bài thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Ngữ văn
Những tin cũ hơn:
- Năm 2022, hơn 10 phương thức để vào ĐH, thí sinh cần chú ý gì?
- Tuyển sinh 2022: Thí sinh nên tận dụng tối đa các phương thức xét tuyển
- Những ngành nghề HOT cho dân khối D
- Lộ trình học 100+ câu giao tiếp cơ bản Tiếng Anh trong 7 ngày
- Những ngành học cực HOT cho dân khối C
- Học sinh học trực tuyến, trường ĐH xét tuyển học bạ ra sao?
- Tuyển sinh đại học theo tiêu chí mới, thí sinh cần chuẩn bị gì?
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Mất gốc Tiếng Anh làm thế nào để đạt được 6 điểm khi thi?
- Những thông tin mới nhất về tuyển sinh đại học năm 2022