Xét học bạ - Xu thế tuyển sinh mới của các trường đại học

Trước bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xét học bạ trở thành xu thế tuyển sinh của các trường đại học (ĐH). Sử dụng hình thức xét tuyển này giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển, đồng thời giảm áp lực khi thi tốt nghiệp THPT.
Xét học bạ - Xu thế tuyển sinh mới của các trường đại học

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, đã có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký trên hệ thống với tổng cộng hơn 3,5 triệu nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ năm 2021.

Số thí sinh tự do là gần 42.000 (chiếm 4,13%), số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp THPT là hơn 222.000 (21,91%), số thí sinh chỉ xét tuyển sinh khoảng 33.700 (3,33%), số thí sinh xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh khoảng 758.800 (74,76%).

Lo lắng về kế hoạch tuyển sinh 2021 có thể bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều phụ huynh, học sinh đã lựa chọn phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ thay vì quá tập trung cho việc xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ngay tại Trường THPT Việt - Đức (Hà Nội), có tới 40% số học sinh lớp 12 trong trường có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và đăng ký xét tuyển ĐH bằng chứng chỉ này. Và hầu hết học sinh lớp 12 của trường đều sử dụng thêm phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ ngoài việc lựa chọn lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

Tương tự tại nhiều trường THPT khác ở Hà Nội, gần như 100% học sinh sử dụng thêm phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ để tăng cơ hội vào ĐH.

“Em quyết định chọn hình thức xét tuyển vào ĐH bằng học bạ vì trong 3 năm học phổ thông đều là học sinh giỏi”, em Kiều Công Thịnh (Trường THPT Nhân Chính, Hà Nội) chia sẻ. Trong điều kiện dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến việc học tập và ôn thi tốt nghiệp THPT, Thịnh và các bạn của em cho biết sử dụng thêm phương thức xét tuyển học bạ giúp các em có cảm giác yên tâm với nhiều cơ hội có “tấm vé” bước chân vào cánh cổng ĐH hơn.

Xét tuyển học bạ là phương thức tuyển sinh ĐH dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn để làm cơ sở xét tuyển. Đây là phương thức tuyển sinh riêng của các trường, hoàn toàn không bị phụ thuộc vào kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, khi các trường ĐH áp dụng xét tuyển học bạ, hầu hết đều dùng tổ hợp môn xét tuyển trùng với các tổ hợp môn xét tuyển của kỳ thi tốt nghiệp THPT giúp thí sinh dễ dàng trong việc chuẩn bị kiến thức và chọn tổ hợp môn cho mình.

Về phương thức này, với mỗi trường sẽ có điều kiện xét tuyển và mốc thời gian xét tuyển khác nhau do chính trường ĐH đó quy định. Điều kiện xét tuyển học bạ phải phù hợp với chất lượng đào tạo của trường và quy định xét tuyển của Bộ GD&ĐT để bảo đảm chất lượng đầu vào của trường.
 

Đến nay, có hơn 100 trường ĐH cả công lập và dân lập sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT.

Trần Mạnh Hà, Trưởng Phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng cho biết, năm 2021, trường dự kiến dành tối đa 25% chỉ tiêu ở tất cả các ngành cho phương thức xét tuyển học bạ THPT. Những năm gần đây, lượng chỉ tiêu bằng xét tuyển học bạ của trường cũng tăng dần theo từng năm.

Với Học viện Ngoại giao, kỳ tuyển sinh năm 2021, Học viện dự kiến dành 8% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành để xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT (học bạ). Để xét học bạ, thí sinh phải là học sinh trường THPT chuyên/trường THPT trọng điểm quốc gia; có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên.

Ngoài ra, Học viện Ngoại giao cũng xét học bạ THPT với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS academic (hoặc tương đương) đạt từ 6,0 trở lên hoặc từ DELF-B1 trở lên; xét từ trên xuống dưới cho tới khi đủ chỉ tiêu.

Tại Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, xét tuyển học bạ sử dụng kết quả học tập của 5 học kỳ đầu ở bậc THPT và thời hạn cuối xét học bạ là ngày 18/6. Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội Ngô Thị Kim Dung cho biết, thí sinh cần bảo đảm điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển (5 học kỳ của lớp 10, 11 và 1 học kỳ lớp 12) lớn hơn hoặc bằng 18 điểm, trong đó, mỗi môn của tổ hợp xét tuyển lớn hơn hoặc bằng 5. Đồng thời, thí sinh phải bảo đảm tiêu chí tốt nghiệp THPT.

Đại diện Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cho hay, qua khảo sát, đông đảo thí sinh A00, A01, D01, D07 chọn phương thức xét tuyển bằng học bạ.

Cô Ngô Thị Kim Dung có lời khuyên tới các thí sinh khi nộp hồ sơ xét tuyển theo phương thức học bạ THPT là thí sinh cần lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển phù hợp với năng lực bản thân, chọn tổ hợp xét tuyển có điểm cao nhất, hoàn thiện hồ sơ và đăng ký càng sớm càng tốt.
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh là trường Công lập trực thuộc Bộ Công thương, năm 2021 trường xét tuyển hệ đại học chính quy với 1700 chỉ tiêu cho 12 ngành đào tạo thuộc nhiều lĩnh vực Kinh tế, Kỹ thuật, ....Để tăng thêm cơ hội trúng tuyển đại học, ngoài xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT thí sinh cũng có thể đăng ký xét bằng hình thực học bạ THPT
Đăng ký trực tuyến tại link sau: https://tuyensinh.qui.edu.vn/admissions/tshb/ sau đó gửi chuyển phát nhanh qua bưu điện các giấy tờ sau:
- 01 bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2020 trở về trước) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp năm 2021;
- 01 bản sao công chứng Học bạ THPT;
- 01 bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân;
- 01 phong bì đã dán tem ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để Nhà trường thông báo kết quả;
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Thí sinh có thể đến nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh theo địa chỉ: Trung tâm Tuyển sinh - Thông tin & Truyền thông, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh 
Địa chỉ: Phường Yên Thọ, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
SĐT/Zalo: 0989292300 

 

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi