Bài giải môn Ngữ văn
Thứ tư - 07/07/2021 03:21
Bài giải môn Ngữ văn do thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga và thạc sĩ Nguyễn Phú Hải, giáo viên THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, thực hiện.
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: Sự ra đời của dòng sông diễn ra như sau: “Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi một dòng song ra đời”.
Câu 2. Món quà tặng là những vùng châu thổ màu mỡ này hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới.
Câu 3: Dòng chảy của nước và cuộc sống con người có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Dòng chảy của nước gắn bó mật thiết với đời cuộc sống con người: Chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên, chứng kiến người cha cùng cậu con trai nhỏ chơi bắt bóng.
Câu 4: Bài học: Hành trình từ sông ra biển của nước là hành trình dài, đầy gian khổ, từ đó rút ra bài học về lẽ sống:
- Bài học số 1: Sống phải biết cống hiến
- Bài học số 2: Sống phải có khát vọng, ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp
- Bài học số 3: Cuộc sống cần có trải nghiệm, vì thế con người cần dũng cảm đối diện với khó khăn, thử thách để vượt qua nó.
Phần II: Làm văn
Câu 1: Đề nghị luận xã hội về sự cống hiến
- Cống hiến là đóng góp những phần cao quý của cá nhân/ cá thể cho sự nghiệp chung của cộng đồng, xã hội. Cống hiến có thể biểu hiện qua những đóng góp về mặt vật chất và tinh thần. Sự cống hiến không chỉ biểu hiện ở những điều lớn lao, mà còn ở những điều bé nhỏ, giản đơn trong cuộc sống
- Sống cống hiến là điều hết sức cần thiết, bởi vì:
+ Giúp cho mỗi người trở nên vị tha, bao dung. Người cống hiến cho xã hội sẽ được những người xung quanh nể trọng, đánh giá cao. Chính sự cống hiến là động lực, điểm tựa để thôi thúc con người vượt qua khó khăn trở ngại, những thử thách thăng trầm trong cuộc sống để phục vụ cho cộng đồng, xã hội
+ Sống cống hiến giúp cho xã hội tiến bộ, phát triển hơn
+ Sống cống hiến góp phần hàn gắn, gắn kết các mối quan hệ trong gia đình, xã hội
- Phê phán những lối sống ích kỷ, tầm thường, đề cao lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích tập thể, cộng đồng
- Học sinh liên hệ bản thân, rút ra bài học về nhận thức và hành động: Để có thể cống hiến, mỗi người cần xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu, lối sống lành mạnh, cao đẹp, đúng đắn, văn minh, cần bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm trong sáng, vô tư, chân thành, và cũng cần có kỹ năng sống để sự cống hiến thực sự có ý nghĩa, trở thành nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, con người cần biết xử lý hài hòa mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích tập thể
Câu 2: Đảm bảo xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Cảm nhận về đoạn thơ
- Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh
Triển khai vấn đề nghị luận:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí xuất xứ của đoạn trích
+ Tác giả Xuân Quỳnh: Là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ bà là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường.
+ Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời: "Sóng" được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền, Thái Binh, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra gian khổ, ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào".
+ Vị trí xuất xứ bài thơ
Phân tích nội dung:
+ Khổ thơ: "Trước muôn trùng sóng bể/ Em nghĩ về anh, em/ Em nghĩ về biển lớn/ Từ khi nào sóng lên"
+ Nội dung: Nhân vật trữ tình "em" suy nghĩ về nguồn gốc của "Sóng" cũng là đi tìm nguồn gốc về tình yêu.
+ "Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau".
+ Nguồn gốc của "Sóng": Bắt đầu từ gió
+ Nguồn gốc của tình yêu: Không thể lý giải được
+ "Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức".
Bộc lộ nỗi nhớ
+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “lòng sâu - mặt nước, ngày – đêm”.
+ Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong mơ, trong tiềm thức (“cả trong mơ còn thức”).
+ Cách nói cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ một tình yêu mãnh liệt (“Ngày đêm không ngủ được”).
+ Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (“Lòng em nhớ đến anh”)
Như vậy, qua hình tượng sóng, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi nhớ: da diết, khắc khoải; bao trùm lên không gian, thời gian; hiện hữu trong ý thức lẫn tiềm thức.
Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh:
+ Đó là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ có sự kết hợp giữa chất truyền thống và tính hiện đại.
+ Từ những cung bậc cảm xúc của tình yêu, nhà thơ tự mình lý giải, định nghĩa, tìm hiểu về tình yêu để từ đó bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn: Tiếng lòng của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường.
Đánh giá chung:
+ Đoạn thơ có cặp hình tượng song hành, chuyển hoá lẫn nhau là “sóng” và “em”. “Sóng” vừa là hình tượng vừa là biểu tượng cho tâm hồn và tình yêu của người phụ nữ.
+ Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, phối âm tạo nên nhịp điệu khi khoan hoà khi dồn dập; ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, giàu xúc cảm và được tổ chức theo lối hô ứng, song hành tạo nên liên tưởng về những con sóng trùng điệp miên man; giọng điệu vừa tha thiết vừa sâu lắng, ...
+ Các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, câu hỏi tu từ và điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi trăn trở băn khoăn, nỗi nhớ mãnh liệt: “Em nghĩ về biển lớn/ Em nghĩ về anh, em”, “con sóng” (ba lần), “dưới lòng sâu - trên mặt nước”…
+ Ba khổ thơ trên đã thể hiện những băn khoăn, trăn trở của người phụ nữ về cội nguồn của tình yêu cũng như nỗi nhớ thiết tha, mãnh liệt của họ khi yêu, góp phần làm rõ hơn những nét đặc sắc của phong cách thơ Xuân Quỳnh.
Nguồn: Zing
Câu 1: Sự ra đời của dòng sông diễn ra như sau: “Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi một dòng song ra đời”.
Câu 2. Món quà tặng là những vùng châu thổ màu mỡ này hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới.
Câu 3: Dòng chảy của nước và cuộc sống con người có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Dòng chảy của nước gắn bó mật thiết với đời cuộc sống con người: Chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên, chứng kiến người cha cùng cậu con trai nhỏ chơi bắt bóng.
Câu 4: Bài học: Hành trình từ sông ra biển của nước là hành trình dài, đầy gian khổ, từ đó rút ra bài học về lẽ sống:
- Bài học số 1: Sống phải biết cống hiến
- Bài học số 2: Sống phải có khát vọng, ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp
- Bài học số 3: Cuộc sống cần có trải nghiệm, vì thế con người cần dũng cảm đối diện với khó khăn, thử thách để vượt qua nó.
Phần II: Làm văn
Câu 1: Đề nghị luận xã hội về sự cống hiến
- Cống hiến là đóng góp những phần cao quý của cá nhân/ cá thể cho sự nghiệp chung của cộng đồng, xã hội. Cống hiến có thể biểu hiện qua những đóng góp về mặt vật chất và tinh thần. Sự cống hiến không chỉ biểu hiện ở những điều lớn lao, mà còn ở những điều bé nhỏ, giản đơn trong cuộc sống
- Sống cống hiến là điều hết sức cần thiết, bởi vì:
+ Giúp cho mỗi người trở nên vị tha, bao dung. Người cống hiến cho xã hội sẽ được những người xung quanh nể trọng, đánh giá cao. Chính sự cống hiến là động lực, điểm tựa để thôi thúc con người vượt qua khó khăn trở ngại, những thử thách thăng trầm trong cuộc sống để phục vụ cho cộng đồng, xã hội
+ Sống cống hiến giúp cho xã hội tiến bộ, phát triển hơn
+ Sống cống hiến góp phần hàn gắn, gắn kết các mối quan hệ trong gia đình, xã hội
- Phê phán những lối sống ích kỷ, tầm thường, đề cao lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích tập thể, cộng đồng
- Học sinh liên hệ bản thân, rút ra bài học về nhận thức và hành động: Để có thể cống hiến, mỗi người cần xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu, lối sống lành mạnh, cao đẹp, đúng đắn, văn minh, cần bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm trong sáng, vô tư, chân thành, và cũng cần có kỹ năng sống để sự cống hiến thực sự có ý nghĩa, trở thành nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, con người cần biết xử lý hài hòa mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích tập thể
Câu 2: Đảm bảo xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Cảm nhận về đoạn thơ
- Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh
Triển khai vấn đề nghị luận:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí xuất xứ của đoạn trích
+ Tác giả Xuân Quỳnh: Là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ bà là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường.
+ Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời: "Sóng" được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền, Thái Binh, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra gian khổ, ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào".
+ Vị trí xuất xứ bài thơ
Phân tích nội dung:
+ Khổ thơ: "Trước muôn trùng sóng bể/ Em nghĩ về anh, em/ Em nghĩ về biển lớn/ Từ khi nào sóng lên"
+ Nội dung: Nhân vật trữ tình "em" suy nghĩ về nguồn gốc của "Sóng" cũng là đi tìm nguồn gốc về tình yêu.
+ "Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau".
+ Nguồn gốc của "Sóng": Bắt đầu từ gió
+ Nguồn gốc của tình yêu: Không thể lý giải được
+ "Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức".
Bộc lộ nỗi nhớ
+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “lòng sâu - mặt nước, ngày – đêm”.
+ Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong mơ, trong tiềm thức (“cả trong mơ còn thức”).
+ Cách nói cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ một tình yêu mãnh liệt (“Ngày đêm không ngủ được”).
+ Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (“Lòng em nhớ đến anh”)
Như vậy, qua hình tượng sóng, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi nhớ: da diết, khắc khoải; bao trùm lên không gian, thời gian; hiện hữu trong ý thức lẫn tiềm thức.
Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh:
+ Đó là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ có sự kết hợp giữa chất truyền thống và tính hiện đại.
+ Từ những cung bậc cảm xúc của tình yêu, nhà thơ tự mình lý giải, định nghĩa, tìm hiểu về tình yêu để từ đó bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn: Tiếng lòng của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường.
Đánh giá chung:
+ Đoạn thơ có cặp hình tượng song hành, chuyển hoá lẫn nhau là “sóng” và “em”. “Sóng” vừa là hình tượng vừa là biểu tượng cho tâm hồn và tình yêu của người phụ nữ.
+ Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, phối âm tạo nên nhịp điệu khi khoan hoà khi dồn dập; ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, giàu xúc cảm và được tổ chức theo lối hô ứng, song hành tạo nên liên tưởng về những con sóng trùng điệp miên man; giọng điệu vừa tha thiết vừa sâu lắng, ...
+ Các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, câu hỏi tu từ và điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi trăn trở băn khoăn, nỗi nhớ mãnh liệt: “Em nghĩ về biển lớn/ Em nghĩ về anh, em”, “con sóng” (ba lần), “dưới lòng sâu - trên mặt nước”…
+ Ba khổ thơ trên đã thể hiện những băn khoăn, trăn trở của người phụ nữ về cội nguồn của tình yêu cũng như nỗi nhớ thiết tha, mãnh liệt của họ khi yêu, góp phần làm rõ hơn những nét đặc sắc của phong cách thơ Xuân Quỳnh.
Nguồn: Zing
Những tin mới hơn:
- Hôm nay 9/7, bắt đầu chấm thi tốt nghiệp THPT 2021
- Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT 2021 là bao nhiêu?
- Những mốc thời gian QUAN TRỌNG sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
- Quy định điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH 2021
- Tuyển sinh 2021: Khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh được phép điều chỉnh những gì?
- Chấm thi tốt nghiệp THPT 2021: Đã xuất hiện bài Văn đạt 9,25 điểm
- Thí sinh đăng ký bằng phiếu có được thay đổi nguyện vọng đại học?
- Có được thay đổi tất cả các ngành, các trường khi điều chỉnh nguyện vọng?
- CHÍNH THỨC CHỐT LỊCH THI ĐỢT 2 TỐT NGHIỆP THPT 2021 VÀO NGÀY 6-7/8
- Khi nào nên điều chỉnh nguyện vọng? Điều chỉnh thế nào để tăng khả năng đỗ ĐH nhất?
Những tin cũ hơn:
- Những điều thí sinh cần lưu ý khi thi THPT 2021
- Cách tính nhanh điểm xét tốt nghiệp THPT 2021, xem đỗ hay trượt nhanh chóng
- Đề xuất xét tuyển đại học, cao đẳng một lần sau hai đợt thi tốt nghiệp THPT
- Các mốc thời gian quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học
- Quy chế tuyển sinh đại học năm 2021 có gì mới?
- Thi xong tốt nghiệp THPT 2021 bao lâu biết điểm thi?
- Quy định về làm bài thi tổ hợp thi tốt nghiệp THPT 2021
- Những lưu ý giúp học sinh lớp 12 ôn tập tốt môn Tiếng Anh
- 5 điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
- Có được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học khi chưa thi tốt nghiệp THPT?