Chọn sai ngành phải làm sao?
Dấu hiệu chọn sai ngành
Những người chọn sai ngành thường có những dấu hiệu dưới đây:
- Cảm thấy chán nản mỗi khi đến lớp, không có động lực học tập
- Nản chí, thường xuyên suy nghĩ tiêu cực về ngành học
- Không tập trung khi đến lớp, học bài một cách đối phó
- Chán nản với các môn chuyên ngành, không muốn theo đuổi ngành nghề
- Học tập ngày càng kém, thi cử chỉ đủ qua môn
- Thường xuyên học lại, học không vào, không hiểu bài
...
Chọn sai ngành phải làm sao?
Nếu đã cảm thấy chọn sai ngành, bạn có thể lựa chọn các giải pháo như sau:
1. Thi lại học ngành mới
Việc thi lại và học ngành mới không phải điều dễ dàng. Trước khi quyết định chuyển ngành, bạn cần cân nhắc thật kỹ bởi nó sẽ ảnh hưởng tới tương lai, thời gian và công sức của bạn. Việc thi lại cũng hết sức rủi ro vì sẽ phải cạnh tranh nhiều với các em học sinh lớp 12, cần quyết tâm và ý chí cao. Khi đã chọn ngành mới, cần chắc chắn đây sẽ là ngành phù hợp với bản thân bằng cách suy nghĩ kỹ, đưa ra các lập luận, lộ trình, kế hoạch kỹ càng cho việc học.
2. Tiếp tục học ngành đã chọn
Thực tế cho thấy nhiều sinh viên dù cảm thấy đã học sai ngành nhưng không chuyển ngành bởi ngại mất thời gian và tiền bạc... Do đó, nhiều người vẫn học ngành đã chọn. Nếu rơi vào trường hợp này và cảm thấy ngành học đã chọn không quá sai, bạn vẫn có thể tiếp tục học tập, trong tương lai cần học hỏi thêm từ quá trình làm việc, tự điều chỉnh phù hợp.
3. Học văn bằng 2
Nhiều trường ĐH cho phép học song bằng, song ngành, bạn có thể chọn ngành thứ 2 phù hợp sở thích của mình. Tuy nhiên, việc học song bằng cần nhiều thời gian và sự đầu tư về công sức nên bạn cần chắc chắn đảm bảo việc học cho cả 2 ngành thì hãy theo đuổi nhé.
Những tin mới hơn:
- 10 thói quen thực hiện mỗi ngày giúp nâng trình Tiếng Anh
- Nên thi IELTS trên máy tính hay trên giấy? Tiêu chí đánh giá khác nhau hay không?
- Đi nghĩa vụ quân sự được những quyền lợi gì? Cần biết kẻo thiệt
- Phương pháp học Tiếng Anh qua phim ảnh và bài hát
- 5 lưu ý cho sinh viên khi chọn việc làm thêm vừa có thu nhập vừa tốt cho chuyên ngành
- Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần một kỳ thi gọn nhẹ
- Nợ tín chỉ là gì? Nợ tín chỉ thì bị xử lý như thế nào?
- Bằng tốt nghiệp Đại học có ghi xếp loại không?
- 7 lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất để không phí 4-5 năm ĐH
- IELTS 8.0 làm được gì? Kinh nghiệm đạt IELTS 8.0
Những tin cũ hơn:
- 13 kỹ năng sinh viên cần phải trau dồi ngay từ năm nhất
- 5 bí quyết đạt điểm cao môn Triết học
- 7 lý do vì sao sinh viên năm nhất nên học Tiếng Anh
- 5 phương pháp ghi chép giúp học sinh, sinh viên học đến đâu nhớ đến đấy
- Sự khác biệt thú vị giữa cấp 3 và Đại học
- Xếp loại bằng Đại học được tính như thế nào?
- Thông tin mới nhất liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 và định hướng cho năm 2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến có 4 môn bắt buộc
- Sớm công bố phương án tuyển sinh năm 2025
- Sau lọc ảo, gần 93% thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1