10 điều sinh viên năm nhất nào cũng nên làm để không phải hối hận khi học Đại học

Năm nhất là quãng thời gian rất quan trọng trong cuộc đời sinh viên. Nếu không lập kế hoạch sống và có sự chuẩn bị từ bây giờ thì rất khó để bạn làm quen, hòa nhập được với môi trường Đại học đó.
119204345 4508667845873330 2087248144787945305 n
119204345 4508667845873330 2087248144787945305 n

1, Ổn định chỗ ở: Người xưa có câu"An cư thì mới lạc nghiệp", bởi vậy hãy ổn định chỗ ở của mình trước tiên nhé. Hãy tìm một khu nhà trọ yên tĩnh, sạch sẽ và an toàn. Đừng để sống được một tháng lại phải chuyển đi vì không hợp. Việc chuyển nhà liên miên vừa tốn thời gian vừa tốn tiền bạc. Dù ở trọ hay ký túc xá thì cũng là lần đầu tiên ở cùng người ngoài không phải gia đình nên cần nhường nhịn và biết chia sẻ nhé các sinh viên. 

2, Nắm rõ các con đường "đen": Check kỹ những "con đường đen" hễ mưa tí là ngập, những con đường xấu đau xấu đớn và thường xuyên tắc như Trường Chinh, Cầu Giấy... Để còn biết đường tránh những lúc vội vã, lúc cao điểm. 

3, Với phương tiện giao thông: Nếu đi xe bus, hãy xem kỹ tuyến xe bus cần đi, cầm giấy tờ ra điểm xe bus để làm thủ tục vé cho rẻ. Còn nếu đi xe máy, nhớ đăng ký bằng lái, nhớ các điểm đổ xăng trên con đường mình thường đi qua. 

4, Chịu khó tham gia vào các nhóm hội trên Facebook: Vào các hội nhóm Facebook tức là những hội nhóm hữu ích như nhóm sinh viên trường, nhóm học tập của lớp... vừa giúp bạn học hỏi được kinh nghiệm từ các anh chị khóa trên, vừa giao lưu kết bạn, vừa tìm được những món đồ gia dụng giá rẻ, giáo trình, tài liệu cần thiết... 

5, Ghi nhớ các khu chợ rẻ cho sinh viên: Ở Hà Nội thì có Chợ Nhà xanh, chợ Nghĩa Tân, chợ Phùng Khoảng. Trong TP.HCM thì có chợ Hạnh Thông Tây, chợ đồ si Hoàng Hoa Thám... Nhớ mặc cả khi đi mua nhé. 

6, Tranh thủ: Tức là năm đầu còn nhàn rỗi, thì tranh thủ ghé thăm những địa điểm nổi tiếng ở thành phố rồi tham gia câu lạc bộ, tình nguyện đi... Đừng để đến năm 3,4 vì lúc ấy sẽ bận túi bụi với các môn chuyên ngành và chẳng còn tí hứng thú nào với các hoạt động ngoại khóa khác nữa. 

7, Ghi nhớ các địa điểm cần thiết: Ghi nhớ mấy địa điểm cần thiết như chợ, bệnh viện, nơi sửa chữa quần áo, đồ gia dụng, ủy ban nhân dân, đồn công an... để đến lúc cần không phải mù đường đi tìm. 

8, Cân nhắc việc đầu tư mua máy tính: Sinh viên rất cần một chiếc laptop để phục vụ nhu cầu học tập. Hãy cân nhắc đầu tư một chiếc máy tính phù hợp dựa trên các đặc điểm giá tiền, cấu hình, mục đích, thời gian pin... Thảm khảo những dòng máy tính giá rẻ cho sinh viên TẠI ĐÂY

9, Xem review từ các anh chị khóa trên: Lên ĐH hãy học thói quen xem review trước khi làm một điều gì đó nhé. Xem review những điểm lưu ý về trường như kinh nghiệm cũng như thời gian đăng ký tín chỉ, thầy cô nào dạy dễ hiểu, địa điểm ăn uống ổn xung quanh trường, các trung tâm tin học, ngoại ngữ tốt... 

10, Lập list mục tiêu cho bản thân: Làm gì cũng cần mục tiêu từ đó giúp bạn có động lực và phấn đấu hơn. Hãy đề ra những mục tiêu cụ thể cho bản thân trong học kỳ này như đạt học bổng, tiết kiệm được bao nhiêu tiền, học thêm kỹ năng nào... 

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi