5 lưu ý cho sinh viên khi chọn việc làm thêm vừa có thu nhập vừa tốt cho chuyên ngành
Có rất nhiều việc làm thêm hiện nay cho sinh viên như phục vụ, làm gia sư, lễ tân, thu ngân... Đi làm thêm là một trải nghiệm thực tế hữu ích, không chỉ giúp sinh viên có thêm thu nhập, mà còn để tích lũy được kinh nghiệm và rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này. Tuy nhiên, trước khi xin việc làm thêm sinh viên cần lưu ý:
1. Sinh viên cần dành thời gian để thích nghi tốt với môi trường sống, học tập ở trường học. Bởi nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên vẫn là học. Các bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, đội nhóm hữu ích nhằm kết nối với bạn bè mới và tạo dựng được các mối quan hệ lành mạnh, học được cách thức quản lý thời gian để sắp xếp cuộc sống và việc học tập một cách khoa học. Từ đó, sinh viên sẽ có tâm lý thoải mái, sẵn sàng cho những thử thách mới.
2. Xác định rõ ràng mục tiêu bản thân muốn gì khi đi làm thêm. Chẳng hạn như muốn kiếm tiền để phụ giúp gia đình hay làm thêm để tăng vốn sống, vốn kinh nghiệm liên quan tới chuyên ngành? Từ đó bạn sẽ chọn được công việc phù hợp cũng như động lực để hoàn thành tốt công việc của mình.
3. Tìm hiểu kỹ thông tin về công việc trước khi ứng tuyển như công ty, vị trí, yêu cầu công việc, mức lương, chế độ đãi ngộ... Khi đã được nhận vào làm, bạn cần tuân thủ các quy định của nơi làm việc như đi làm đúng giờ, hoàn thành công việc đúng thời hạn, tôn trọng đồng nghiệp, khiêm tốn học hỏi...
4. Nếu tìm việc làm thêm thông qua môi giới, bạn cần tìm hiểu kỹ về công ty môi giới cũng như hợp đồng trước khi đăng ký. Không được nộp tiền cho bất kỳ công ty nào khi chưa nhận được công việc. Đặt nghi vấn trước các trung tâm môi giới có đòi hỏi tiền đặt cọc, mua đồng phục, thu giữ CCCD... để tránh bị lợi dụng hoặc lừa đảo.
5. Nên lựa chọn công việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành mình đang học. Bạn sẽ áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, từ đó rèn luyện, nâng cao kỹ năng chuyên ngành mình học, giúp sinh viên có nền tảng vững chắc khi ra trường, mở rộng mối quan hệ, gia tăng cơ hội việc làm... Chẳng hạn như sinh viên báo chí, truyền thông có thể làm các công việc liên quan như CTV báo chí, website, xử lý video, làm part time cho các công ty truyền thông... Sinh viên sư phạm có thể làm gia sư.
Những tin mới hơn:
- Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần một kỳ thi gọn nhẹ
- Nợ tín chỉ là gì? Nợ tín chỉ thì bị xử lý như thế nào?
- Bằng tốt nghiệp Đại học có ghi xếp loại không?
- 7 lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất để không phí 4-5 năm ĐH
- IELTS 8.0 làm được gì? Kinh nghiệm đạt IELTS 8.0
- Sẽ xóa sổ 38 trường cao đẳng đào tạo sư phạm
- 18 ngành nghề cần lao động tốt nghiệp đại học được Bộ GD&ĐT thống kê
- Cách quản lý tiền, tiết kiệm tiền cho sinh viên năm nhất
- Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn
- 3 chứng chỉ sinh viên ĐH nhất định phải có
Những tin cũ hơn:
- Phương pháp học Tiếng Anh qua phim ảnh và bài hát
- Đi nghĩa vụ quân sự được những quyền lợi gì? Cần biết kẻo thiệt
- Nên thi IELTS trên máy tính hay trên giấy? Tiêu chí đánh giá khác nhau hay không?
- 10 thói quen thực hiện mỗi ngày giúp nâng trình Tiếng Anh
- Chọn sai ngành phải làm sao?
- 13 kỹ năng sinh viên cần phải trau dồi ngay từ năm nhất
- 5 bí quyết đạt điểm cao môn Triết học
- 7 lý do vì sao sinh viên năm nhất nên học Tiếng Anh
- 5 phương pháp ghi chép giúp học sinh, sinh viên học đến đâu nhớ đến đấy
- Sự khác biệt thú vị giữa cấp 3 và Đại học