Bí quyết vàng giúp bạn học thuộc nhanh, nhớ lâu các môn KHXH
Chọn không gian yên tĩnh
Đầu tiên là về không gian học tập. Điều này rất quan trọng vì không gian học tập có thoải mái thì mới tạo nên sự tập trung giúp bạn học nhanh vào hơn. Không gian quá nhiều tiếng ồn, tiếng người nói, tiếng tivi... sẽ dễ khiến bạn phân tâm, học khó vào. Hãy chọn không gian yên tĩnh, thoáng đãng để học thuộc. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý bàn học sắp xếp sách vở sạch sẽ, ngăn nắp để tạo cảm hứng học tập.
Chọn khung giờ học thuộc hợp lý
Một trong những cách học thuộc nhanh nhất các môn Khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa, GDCD chính là chọn khung giờ học hợp lý. Nhiều bạn thường cảm thấy khó khăn khi dậy sớm nhưng khoảng giờ từ 4h-6h hoặc 7h - 10 h sáng là khoảng thời gian tuyệt vời để học lý thuyết, học thuộc. Bởi thời điểm này, không gian yên tĩnh, trong lành, đầu óc minh mẫn nhất sau khi được ngủ đêm sẽ giúp việc học thuộc, học lý thuyết dễ dàng hơn nhiều.
Nếu cảm thấy quá khó khăn để dậy sớm như vậy, tốt nhất, các bạn nên tập thói quen ngủ sớm thay vì là "cú đêm" như trước. Đừng nghịch điện thoại quá lâu mà hãy tập thói quen đi ngủ từ 10h tối rồi đặt chuông báo thức và dậy vệ sinh cá nhân, tập vài động tác thể dục cơ bản để tỉnh táo hơn. Trong khi học, khoảng được 45 phút - 1 tiếng, bạn có thể đứng dậy nhìn ra xa hoặc vận động nhẹ nhàng để không bị đau mắt và tập trung tốt hơn.
Tóm tắt ý chính
Bạn không thể học thuộc từng câu, từng chữ trong sách bởi vừa mất thời gian vừa là cách học vẹt, không hiệu quả. Tóm tắt ý chính giúp bạn thu gọn nội dung cần học, hiểu được bản chất vấn đề, từ đó, học dễ dàng hơn và nhớ lâu hơn. Chính vì vậy học sinh nên tóm tắt các ý chính của bài trước khi học thuộc. Tóm tắt những ý thật sự quan trọng. Chọn ra các ý lớn rồi tiếp tục tìm các ý nhỏ thuộc ý lớn. Các ý sẽ tạo thành một khung sườn giúp chúng ta học nhẹ nhàng hơn mà không bỏ sót phần kiến thức quan trọng nào.
Học hiểu và liên tưởng
Trước hết, để học thuộc nhanh bạn phải hiểu bài. Khi đã hiểu bài thì việc học sẽ rất dễ dàng mà không phải "học vẹt", nhồi nhét vào đầu rồi rất dễ quên. Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu. Chẳng hạn như học về một chiến dịch lịch sử, bạn có thể liên tưởng ra trong đầu, liên hệ các mốc thời gian đến những gì thân thuộc nhất xung quanh mình, việc học như thế rất hiệu quả và giúp bài trở nên dễ hiểu, nhớ lâu hơn.
Chia nội dung cần học thành các phần nhỏ
Chia nhỏ kiến thức là cách để học thuộc nhanh được nhiều người áp dụng. Với cách này, bạn hãy chia nhỏ những mục lớn thành các ý nhỏ, cả bài thơ lớn thành từng đoạn nhỏ... để học.
Chẳng hạn như để học phân tích tác phẩm "Người lái đò sông Đà", thí sinh có thể chia bài thành từng phần nhỏ như học về tác giả, học về hoàn cảnh sáng tác, học về hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò... Để học thuộc thơ nhanh cũng thế, một bài thơ "Đất nước" rất dài khó để học liên tục, bạn có thể chia ra từng khổ và học như thế sẽ nhanh nhớ hơn.
Ghi chép đồng thời với học nhẩm
Khi học xong 1 phần kiến thức nào đó, hãy dùng bút ghi chép lại bằng cách gạch đầu dòng ra giấy. Ghi xong lại học nhẩm lại một lần nữa đến khi chắc chắn kiến thức đó thì mới chuyển sang phần khác. Đây là cách rất hữu ích giúp thí sinh nhớ lâu một khối lượng kiến thức nào đó.
Chẳng hạn học thuộc Lịch sử phần chiến dịch Điện Biên Phủ, sau khi học xong bạn gạch đầu dòng xem phần này có những mốc sự kiện hay có những nội dung gì xong học nhẩm lại một lần nữa để đảm bảo kiến thức đã được ghi nhớ kỹ càng.
Ôn lại bài trong ngày
Khi bạn học kiến thức gì mới, cố gắng ôn lại hết trong cùng ngày. Nếu bạn chờ đợi một vài ngày sau đó mới bắt đầu ôn lại thì sẽ như mới, phải học lại từ đầu. Tuy nhiên, việc ôn lại nhanh chóng trong ngày sẽ củng cố các thông tin vào bộ não của bạn để các tiết sau đó, não bạn sẽ dễ nhận ra “người quen” và giúp bạn tiếp tục hấp thụ kiến thức dễ dàng hơn.
Những tin mới hơn:
- Những lưu ý khi chọn trường, chọn nghề
- Học gì ở ngành Marketing? Làm thế nào để biết có phù hợp ngành này hay không?
- IELTS đang được tổ chức thi ở những đâu?
- Thông tin mới đáng chú ý về tuyển sinh 2023
- Thống kê những ngành có tỷ lệ thí sinh nhập học cao nhất và thấp nhất 2022
- Ngành Cơ khí ô tô
- Các phím tắt giúp bạn sử dụng Word, Excel, Power Point thành thạo
- Thi lại Đại học cần thi mấy môn? Thủ tục ra sao?
- Các bước cần thiết để cải thiện kỹ năng thuyết trình cho học sinh, sinh viên
- Thủ tục xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp THPT
Những tin cũ hơn:
- Kinh nghiệm học cho học sinh lớp 12 bứt phá năm cuối cùng
- 1000+ mẫu câu giao tiếp Tiếng Anh thông dụng nhất
- Ngành Kinh tế gồm những chuyên ngành nào? Những ngành Kinh tế HOT nhất hiện nay
- Bộ GD&ĐT phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS
- Điều kiện để sinh viên có thể tốt nghiệp ĐH sớm
- Dừng hàng loạt kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, thí sinh Việt Nam bối rối, lo lắng
- Ngành học đầu vào có thể tới 28 điểm nhưng lương hậu hĩnh, cơ hội lại càng rộng mở trong tương lai
- 10 ngành có tỷ lệ người được tuyển dụng trong lần đầu xin việc cao nhất
- Ngành học lấy điểm đầu cao cực cao, cơ hội việc làm và mức lương ngày càng khủng
- Một ngành học khát nhân lực, đầu vào không khó nhưng đầu ra lương cực cao