Bộ GD&ĐT: Các nguyện vọng được xét bình đẳng, không phân biệt thứ tự
PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết về việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển, TS phải đăng ký tất cả các nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT, theo thứ tự ưu tiên. Sau khi hệ thống cùng các cơ sở đào tạo tiến hành lọc ảo các nguyện vọng, TS sẽ chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất và cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.
Khi biết kết quả thi THPT, kết quả học tập bậc THPT (học bạ), kết quả của kỳ thi đánh giá tư duy, đánh giá năng lực…, các em có thể cân nhắc, xem xét sắp xếp và đăng ký nguyện vọng theo sở thích, năng lực sở trường của mình. Số lượng nguyện vọng không hạn chế, do đó hãy đặt nguyện vọng mình yêu thích nhất, ưu tiên theo thứ tự từ trên xuống. Không nên chỉ ưu tiên đưa những ngành chắc chắn đỗ lên nguyện vọng 1 hay 2 bởi điều này sẽ làm giảm quyền lợi của các em.
Do đó, kể cả khi TS đã có thông báo trúng tuyển sớm vào 1 trường thì vẫn hoàn toàn có thể thể đăng ký xét tuyển vào các trường, ngành khác, phương thức tuyển sinh khác. Quy định này của Bộ GD-ĐT nhằm tạo điều kiện tối đa để TS có thể đỗ vào ngành/trường mà mình mơ ước nhất, TS cần nắm rõ để không bị thiệt thòi.
TS chưa đậu nguyện vọng 1 mà xét đến nguyện vọng 2 thì nguyện vọng 2 của TS đó được xét cùng với những TS có nguyện vọng 1 vào cùng ngành/trường/phương thức. Các nguyện vọng trong cùng một đợt xét tuyển được các trường đại học xét bình đẳng như nhau, không phân biệt nguyện vọng thứ 1, 2 hay 3, 4, 5… TS điểm cao sẽ được xét trúng tuyển trước.
Do đó, TS có thể sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên phù hợp với mong muốn, sở thích của mình trên hệ thống xét tuyển. Hệ thống xét tuyển chung thực sự ưu việt để bảo đảm tối đa quyền lợi của TS.
Với tình trạng một số trường yêu cầu TS trúng tuyển sớm theo phương thức xét tuyển phải cam kết đặt nguyện vọng 1 vào trường khi đăng ký nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển của bộ. Thậm chí một số trường yêu cầu TS phải nộp học phí học kỳ 1 để “đặt cọc giữ chỗ”, bà Thủy cho hay đây là vi phạm quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
TS chỉ chính thức trúng tuyển vào 1 nguyện vọng khi đăng ký tất cả các nguyện vọng của mình trên hệ thống của Bộ GD-ĐT, bao gồm cả nguyện vọng đã được các trường thông báo trúng tuyển tạm thời.
Bộ GD-ĐT cũng đã quy định không được yêu cầu hoặc thỏa thuận với TS việc cam kết, xác nhận nhập học sớm dưới bất kỳ hình thức nào (nộp học phí giữ chỗ, thu giữ hồ sơ…). Bên cạnh đó, nguyên tắc trong quy chế tuyển sinh cũng nêu rõ: TS được cung cấp một cách công bằng về thông tin, cơ hội xét tuyển hay trúng tuyển.
Những tin mới hơn:
- Phổ điểm thi, phổ điểm các tổ hợp xét tuyển ĐH 2022
- Sau khi biết điểm thi, thí sinh cần chú ý làm gì?
- Chuyên gia hướng dẫn cách sắp xếp nguyện vọng tăng khả năng đỗ 2022
- Để không bị loại khi đã trúng tuyển
- Thời gian và cách thức nộp lệ phí nguyện vọng xét tuyển ĐH 2022
- Tuyển sinh đại học 2022: Chức năng nộp lệ phí xét tuyển chỉ mở từ ngày 21-8
- Tuyển sinh 2022: Chuyên gia đưa ra 4 bước đăng ký nguyện vọng chắc chắn đỗ
- Các mốc thời gian cần chú ý sau khi đăng ký nguyện vọng 2022
- Quy trình lọc ảo để xét tuyển ĐH năm 2022 như thế nào?
- Thí sinh chưa nộp lệ phí liệu có còn cơ hội xét tuyển ĐH?
Những tin cũ hơn:
- Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký nguyện vọng ĐH 2022
- 3 nguyên tắc vàng xét tuyển vào đại học năm 2022
- Hồ sơ minh chứng để được hưởng ưu tiên đối tượng và khu vực trong tuyển sinh ĐH 2022
- Tuyển sinh 2022: Thí sinh không muốn mất cơ hội trúng tuyển cần lưu ý điều này
- Chấm thi tốt nghiệp THPT 2022: Xuất hiện bài thi Văn đạt 9,5 điểm
- Các mốc thời gian QUAN TRỌNG cần ghi nhớ SAU kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
- Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2022, điểm ưu tiên, điểm khuyến khích là gì?
- Hướng dẫn đăng ký đăng ký nguyện vọng xét tuyển hệ đại học chính quy năm 2022
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: Bộ GD&ĐT hướng dẫn sử dụng Phiếu trả lời trắc nghiệm
- Cảnh báo 4 trường hợp khiến thí sinh bị trượt tốt nghiệp THPT 2022