Chiến thuật “nước rút” trong ôn thi môn Tiếng Anh giúp đạt điểm cao
Tổng hợp từ kinh nghiệm ôn tập trung tăng điểm của học sinh và kinh nghiệm luyện thi THPT lâu năm, cô Nguyễn Thị Ngọc Quyên - Phụ trách chương trình Luyện Thi THPT Online của Anh Ngữ Elight chia sẻ một số chiến thuật. Cụ thể như sau:
Với thí sinh có mục tiêu điểm 6, 7, hãy chú trọng vào các câu hỏi về ngữ âm, ngữ pháp. Cụ thể:
Đầu tiên, đừng bao giờ để mất điểm ở câu kiểm tra kiến thức ngữ âm.
Đề thi luôn gồm 2 câu hỏi phát âm và 2 câu hỏi trọng âm. Có khá nhiều quy tắc để làm 4 câu hỏi này, tuy nhiên các câu bất quy tắc cũng nhiều không kém.
Vậy "bí kíp" để làm tốt 4 câu này là ngay từ bây giờ khi làm đề gặp bất kỳ từ mới nào, bạn cũng hãy tra nhanh phát âm và trọng âm từ đó, đọc to lên để từ mới đó ngấm vào não mình. Khi làm bài thi hãy kết hợp những qui tắc kinh điển ví dụ các từ kết thúc bằng đuôi – tion thì trọng âm thường rơi vào âm tiết trước nó… kèm với việc tự đọc to rõ các từ ra khỏi miệng mình để nhận biết cách đọc nào nghe tự nhiên và có vẻ đúng nhất để chọn đáp án.
Đối với các từ kết thúc bằng đuôi –s/ -es/ -ed, đừng chỉ nhìn mặt từ mà hãy học cách phát âm đuôi -s/-es/ -ed dựa vào phát âm của từ. Ví dụ tìm từ có phát âm đuôi -ed khác so với các từ còn lại:
A. laughed
B. washed
C. helped
D. weighed
Nếu chỉ nhìn vào mặt từ, thì học sinh sẽ thấy đáp án A và D có đuôi –gh thì đuôi –ed sẽ được phát âm giống nhau. Laugh và weigh là 2 từ rất quen thuộc và hầu hết các bạn đều biết cách phát âm 2 từ này, laugh /lɑːf/kết thúc bằng /f/ trong khi weigh /weɪ/thì đuôi “gh” đã không hề được phát âm. Và cách phát âm của đuôi các từ quyết định cách đọc đuôi s/ es/ ed chứ không phải cách viết của từ.
Hãy dành hẳn 1 ngày chỉ để học các câu về giao tiếp.
80% câu hỏi này là để gỡ điểm cho học sinh, đừng để tuột mất 0,4 điểm quý giá này. Bí kíp để làm câu hỏi có chức năng giao tiếp là: đừng lao vào dịch và dịch. Hãy quan sát xem câu nhân vật A nói là câu thuộc nhóm nào sau đây:
- câu cảm thán (khen/ chê/ đưa ra ý kiến cá nhân),
- câu yêu cầu,
- câu mời,
- câu cảm ơn/ xin lỗi,
- câu hỏi thông tin,…
Mỗi nhóm này đều có dấu hiệu nhận biết. Và đáp lại mỗi nhóm trên sẽ có những cấu trúc trả lời thông dụng.
Ví dụ khi nhân vật A nói câu bắt đầu bằng : Would you like …. – mình cần nhận diện ngay đây là câu mời. Đáp lại câu mời, nhân vật B thường nói một trong những cách sau I’d love to hoặc I wish I could but …hoặc Sorry,….
Nhiệm vụ của bạn là phải nhận dạng được nhóm câu nhân vật A nói và học hết các cách trả lời có thể xảy ra của nhóm câu đó.
Ví dụ khác là câu 24 trong đề minh họa năm 2021 của Bộ GD&ĐT.
Tim is talking to Peter, his classmate, in the classroom.
- Tim “How far is it from you house to school, Peter?”
- Peter:
A. About five kilometres
B. A bit too old
C. Not too expensive
D. Five hours ago
Nào, khi đọc câu của Tim ta thấy ngay dấu ? và từ để hỏi là How far -> xác định đây là câu hỏi thuộc nhóm hỏi thông tin và How far – hỏi thông tin về khoảng cách
Nhìn nhanh xuống 4 đáp án ta thấy chỉ có A có từ “kilometres” là đơn vị chỉ khoảng cách.
3 đáp án còn lại thì A và B là câu trả lời cho câu hỏi về ý kiến, D là câu trả lời cho câu hỏi về thời gian – When. Vậy ta nhanh chóng chọn A.
Bước cuối cùng để ăn điểm trọn vẹn câu này là: loại bỏ đáp án gây nhiễu do tư duy dịch tiếng Việt của chúng ta bằng cách ĐỪNG DỊCH VÀ SUY DIỄN.
Ví dụ khi Mary nói câu “What a beautiful dress” và trong phần đáp án trả lời có 2 câu khiến bạn phân vân gồm:
I don’t like this colour.
Yes, I think so.
Mary đưa ra 1 lời khen chiếc váy đẹp, nhưng 2 đáp án A và B dịch ra trong tiếng Việt đều nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên chỉ có đáp án B là đưa ra câu trả lời trực tiếp cho lời khen phía trên, còn đáp án A là trả lời cho câu hỏi về ý kiến màu sắc chiếc váy. Và đáp án B là đáp án lịch sự hơn, phù hợp hơn.
Khi làm bài thi, các bạn hãy chọn những đáp án trả lời trực tiếp, đáp án phù hợp nhất theo văn cảnh, tránh dịch và suy diễn theo tư duy của bản thân.
Chiến thuật ôn thi môn Tiếng Anh giúp đạt điểm cao
Để đạt điểm 8, ngoài các câu hỏi về ngữ âm, ngữ pháp đơn giản trong bài đục lỗ, hãy luyện tập thật kỹ câu hỏi tìm lỗi sai, tìm từ gần nghĩa, trái nghĩa. Với dạng bài từ vựng này, hãy dùng tư duy phân tích theo ngữ cảnh để loại/ tìm đáp án.
Loại câu hỏi tương đối khó đối với hầu hết học sinh là câu TÌM LỖI SAI.
80% lỗi sai thuộc về các lỗi ngữ pháp lần lượt sẽ là: sai về thì, sai về chia động từ chưa đúng số ít số nhiều, sai về chủ ngữ số ít số nhiều, sai về cấu trúc câu (câu so sánh, câu điều kiện, câu đảo ngữ,...).
Hãy soi vào từng phần gạch chân xem đã đúng các phần ngữ pháp trên chưa. Nếu vẫn chưa tìm được ra lỗi sai, thì hãy tìm những phần đúng trong câu và loại trừ phần có khả năng sai cao nhất.
Ví dụ câu số 43 trong đề minh hoạ của Bộ GD&ĐT năm 2021:
Yesterday morning (A), Joe arrives (B) late for school (C) for the first (D) time.
Khi nhìn câu này và thấy đầu câu có từ yesterday - ngày hôm qua -> đây là câu ở thì quá khứ đơn, và soi từ phần THÌ của câu xem đúng chưa, chúng ta thấy ngay động từ đang được chia ở hiện tại đơn. Và đó chính là lỗi sai của câu.
Để đạt điểm 9+, hãy tập trung vào học từ trong hơn 15 chủ điểm từ vựng thường gặp trong bài thi THPT để không bị nao núng khi làm bài đọc hiểu và phải thuộc thật nhiều các Idioms và collocations.
Các câu hỏi khó thường rơi vào câu IDIOMS và COLLOCATIONS
Cô Phan Kiều Trang - Founder & CEO Anh Ngữ Elight cho biết: Nếu xác định chỉ cần điểm 7 thì các bạn có thể bỏ qua không cần học phần kiến thức này.
Tuy nhiên nếu muốn điểm cao hơn, bạn nên luyện tập dạng câu hỏi Idioms và Collocations bằng cách tải các đề thi minh hoạ của các trường chuyên và làm, sau đó so sánh đáp án, những câu về từ vựng mà bạn sai không hiểu vì sao, hãy google cả cụm đáp án đó, bạn sẽ học được một cụm từ mới.
Ví dụ câu hỏi trích từ đề thi chính thức THPT năm 2020:
I can’t give chapter and _____, but to the best of my knowledge, its a line from “Romeo and Juliet”.
A.scene B.note C.verse D.rhyme
Đây là 1 câu hỏi về thành ngữ. Mình có " cite/ give /have + sth/sb + chapter and verse" có ý nghĩa là đưa ra thông tin chính xác, cụ thể về cái gì. Và câu trên có thể dịch là: Tôi không nói chính xác được, nhưng mà theo như tôi biết, thì đấy là 1 lời thoại từ tác phẩm Romeo và Juliet.
Nguồn tin: tuyển sinh số
Những tin mới hơn:
- Cách tra cứu số báo danh, phòng thi, địa điểm thi tốt nghiệp THPT 2021
- Quy định điểm liệt thi tốt nghiệp THPT 2021, 3 khả năng dễ khiến thí sinh bị điểm liệt
- Lưu ý những lỗi mất điểm khi làm bài thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT
- Đề thi tốt nghiệp THPT đợt 2 sẽ có độ khó tương đồng với đợt 1
- Bí kíp khai thác Atlat địa lý hiệu quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Còn 1 tháng trước khi thi tốt nghiệp THPT 2021, thí sinh nên làm gì?
- Xét học bạ - Xu thế tuyển sinh mới của các trường đại học
- 4 trường hợp khiến thí sinh trượt tốt nghiệp THPT 2021
- Cách tra cứu số báo danh, phòng thi, địa điểm thi tốt nghiệp THPT 2021
- Bốn dạng bài ngữ pháp trong đề tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT
Những tin cũ hơn:
- Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng trong 11 ngày sau khi biết điểm thi tốt nghiệp 2021
- Mất hoặc chưa có thẻ căn cước công dân có được thi tốt nghiệp THPT?
- Kinh nghiệm và kế hoạch ôn thi Toán tốt nghiệp THPT 2021 cho 2K3
- Phát hiện sai sót trên giấy báo dự thi tốt nghiệp THPT 2021, thí sinh phải làm gì?
- Thời gian nhận Giấy báo dự thi tốt nghiệp THPT 2021, nhận Giấy báo dự thi ở đâu?
- Thủ tục xét đặc cách thi tốt nghiệp THPT 2021
- Tra cứu danh mục điểm cộng ưu tiên theo đối tượng và khu vực trong tuyển sinh đại học
- Tuyển sinh 2021: Trường ĐH đau đầu với thí sinh ảo khi xét học bạ
- Top 5 nhóm ngành thu hút nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 nhất năm 2021
- Sau khi nộp hồ sơ dự thi tốt nghiêp THPT 2021, thí sinh nên làm gì?