Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
Nếu đang là sinh viên một trường ĐH, khi muốn tham gia thi lại ĐH vào năm sau, theo quy định, bạn phải xin phép và được sự đồng ý của Hiệu trưởng nhà trường nơi đang học. Nếu muốn bảo lưu, bạn phải làm thủ tục xin bảo lưu kết quả học tập. Việc có được bảo lưu các môn đã học hay không còn phụ thuộc vào ngành, kết quả học tập và quy định riêng của trường. Nhưng thông thường, nếu xin bảo lưu vì lý do cá nhân khác (không phải ốm, tai nạn, thai sản, được cơ quan có thẩm quyền điều động...), phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
Việc bảo lưu giúp thí sinh thi lại "có đường lui" nếu kết quả thi lại không được như ý. Thực tế là không ít thí sinh thi lại vẫn chưa vào được ngôi trường mơ ước và quay lại học trường ĐH cũ.
Dù quy định thí sinh đang là sinh viên khi thi lại phải xin phép trường ĐH đang theo học nhưng thực tế nhiều bạn vẫn tự ý đi thi lại với tư cách thí sinh tự do. Hoặc có nhiều bạn lựa chọn nghỉ ngang giữa chừng để tìm cơ hội mới vào năm sau.
Thí sinh thi lại sẽ mua hồ sơ tại các nhà sách lớn trên cả nước hoặc phòng GD&ĐT của quận/huyện, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trường THPT cũ. Thí sinh tự do nộp hồ sơ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc phòng giáo dục quận/huyện nơi thuận tiện nhất cho thí sinh. Thí sinh thi lại năm 2022 không nhất thiết phải về tận địa phương thường trú để thi, có thể thi tại nơi tạm trú nếu có đăng ký tạm trú.
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT thi lại ĐH năm sau cần chuẩn bị:
- 1 bộ phiếu đăng ký dự thi
- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao)
- 2 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh
- 2 ảnh cỡ 4x6 cm. Chú ý sau ảnh phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh. Ngoài ra, phải có thể 1 ảnh để dán vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT.
- CMT nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân công chứng
- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú.
Những tin mới hơn:
- Có phải tất cả sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ 3,63 triệu/tháng?
- 7 sai lầm khiến học tiếng Anh mãi không giỏi
- Sinh viên đi làm thêm đúng ngành học giúp 'ghi điểm' trong mắt nhà tuyển dụng
- 7 lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất để không phí 4-5 năm ĐH
- Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
- Những thông tin mới nhất về tuyển sinh đại học năm 2022
- Mất gốc Tiếng Anh làm thế nào để đạt được 6 điểm khi thi?
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Tuyển sinh đại học theo tiêu chí mới, thí sinh cần chuẩn bị gì?
- Học sinh học trực tuyến, trường ĐH xét tuyển học bạ ra sao?
Những tin cũ hơn:
- Chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể giảm mạnh
- Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì?
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về những thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt ĐH
- Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung một số ngành đào tạo trình độ ĐH mới
- Chân dung 4 nam sinh vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021
- Không biết thích gì, học ngành gì thì phải làm sao?
- Soi mức lương ra trường của 4 ngành học có điểm chuẩn cao hàng đầu cả nước
- Trắc nghiệm tìm ngành nghề phù hợp cho học sinh
- Cách học hiệu quả cho sinh viên năm nhất chinh phục giảng đường ĐH
- Những sai lầm thường thấy khi phụ huynh giúp con chọn nghề