Điều kiện để sinh viên có thể tốt nghiệp ĐH sớm
Sinh viên muốn được tốt nghiệp đại học sớm cần đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:
- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
Như vậy, ngoài việc hoàn thành sớm số lượng tín chỉ, sinh viên muốn tốt nghiệp đại học sớm còn phải đảm bảo điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên và tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
Kinh nghiệm học xong sớm chương trình ĐH cho sinh viên
Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, cơ sở đào tạo hướng dẫn cho sinh viên đăng ký học tập trên hệ thống đăng ký học tập của cơ sở đào tạo. Sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ. Theo đó, sinh viên được phép đăng ký nhiều hơn số lượng tín chỉ trung bình của một học kỳ, tuy nhiên khối lượng tối đa không vượt quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn. Thông thường sinh viên có thể rút số năm học xuống còn từ 3 đến 3,5 năm (tùy trường).
Vì thế, nếu muốn kết thúc sớm chương trình ĐH bạn có thể đăng ký vượt tín chỉ trong khuôn khổ cho phép và phù hợp với thời gian, năng lực bản thân. Để tận dụng được ưu điểm của việc đăng ký tín chỉ, sinh viên cần có những kế hoạch rõ ràng.
Khi quyết định học vượt, sinh viên cần tìm hiểu tổng thể chương trình học. Việc này giúp bạn thấy được từng học kỳ phải học những gì để phân bố hợp lý. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của thầy cô, sinh viên khóa trước về những môn học sẽ đăng ký, sau đó, xác định sức học của bản thân để chọn những môn phù hợp. Đăng ký xong, bạn lên kế hoạch học tập và quan trọng là phải quyết tâm, kiên trì thực hiện để đạt mục tiêu.
Để quyết định học vượt, sinh viên phải xác định năng lực học tập xem có phù hợp hay không. Nếu những yếu tố này không phù hợp với khả năng thì không nên mạo hiểm. Vì học quá sức sẽ bị đuối và việc học tập ngày càng trì trệ, thậm chí bỏ cuộc.
Một kinh nghiệm sắp xếp môn học mà bạn có thể tham khảo như luôn chọn các môn đại cương đầu tiên, tính toán số tín chỉ của các môn này rồi lấy tổng số tín chỉ được phép học trừ đi để ra số tín chỉ còn lại. Sau đó, kiểm tra các môn chuyên ngành xem môn nào đã đủ điều kiện để học và môn nào chỉ có lớp ở học kỳ đó để đăng ký. Nếu vẫn còn dư tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký thêm môn Triết học và tiếng Anh. Các bạn phải đăng ký nhanh ngay khi trường vừa mở hệ thống đăng ký.
Những tin mới hơn:
- Bộ GD&ĐT phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS
- Ngành Kinh tế gồm những chuyên ngành nào? Những ngành Kinh tế HOT nhất hiện nay
- 1000+ mẫu câu giao tiếp Tiếng Anh thông dụng nhất
- Kinh nghiệm học cho học sinh lớp 12 bứt phá năm cuối cùng
- Bí quyết vàng giúp bạn học thuộc nhanh, nhớ lâu các môn KHXH
- Những lưu ý khi chọn trường, chọn nghề
- Học gì ở ngành Marketing? Làm thế nào để biết có phù hợp ngành này hay không?
- IELTS đang được tổ chức thi ở những đâu?
- Thông tin mới đáng chú ý về tuyển sinh 2023
- Thống kê những ngành có tỷ lệ thí sinh nhập học cao nhất và thấp nhất 2022
Những tin cũ hơn:
- Dừng hàng loạt kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, thí sinh Việt Nam bối rối, lo lắng
- Ngành học đầu vào có thể tới 28 điểm nhưng lương hậu hĩnh, cơ hội lại càng rộng mở trong tương lai
- 10 ngành có tỷ lệ người được tuyển dụng trong lần đầu xin việc cao nhất
- Ngành học lấy điểm đầu cao cực cao, cơ hội việc làm và mức lương ngày càng khủng
- Một ngành học khát nhân lực, đầu vào không khó nhưng đầu ra lương cực cao
- Bài học nào cho kỳ tuyển sinh năm 2023?
- Thích kinh doanh nên học ngành gì?
- Kinh nghiệm học xong sớm chương trình ĐH cho sinh viên
- 3 điều thí sinh cần biết về phương thức xét học bạ
- Thống kê tuyển sinh 2022 cho thấy thí sinh không mặn mà với xét tuyển sớm