Giúp thí sinh không bỏ lỡ cơ hội vào đại học
Thứ năm - 29/08/2024 23:33
Bộ Giáo dục và đào tạo vừa có quyết định kéo dài thời gian xác nhận nhập học đợt 1 cho thí sinh trên hệ thống của bộ đến 17h ngày 31-8 thay vì từ 17h ngày 27-8 như kế hoạch tuyển sinh ban đầu.
Lý do khiến Bộ Giáo dục và đào tạo kéo dài thời gian xác nhận nhập học trên hệ thống là từ phản ánh của nhiều trường đại học cho rằng, không ít thí sinh đến trường nhập học trực tiếp nhưng quên xác nhận trên hệ thống. Theo quy định, tất cả thí sinh khi trúng tuyển, muốn nhập học đều phải thực hiện thao tác xác nhận. Nếu không xác nhận lên hệ thống, thí sinh sẽ không được công nhận trúng tuyển ở đợt 1, mà phải chờ đến các đợt xét tuyển bổ sung hoặc thi lại ở kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm sau. Vì vậy, việc kéo dài thời gian xác nhận nhập học trên hệ thống sẽ tạo cơ hội cho những thí sinh lỡ quên thực hiện thao tác này hoặc đã trúng tuyển mà còn lưỡng lự, phân vân không biết có nên nhập học đợt 1 hay không.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, cả nước có trên 1 triệu thí sinh dự thi, trong đó có hơn 673 ngàn thí sinh đậu vào các trường đại học đợt 1 (đạt tỷ lệ gần 82%). Tuy nhiên, đến 17h ngày 27-8, còn khoảng 122 ngàn thí sinh không xác nhận nhập học trên hệ thống. Ở kỳ tuyển sinh năm 2023, số thí sinh bỏ xác nhận nhập học khoảng 118 ngàn em.
Ngoài nguyên nhân thí sinh “quên” xác nhận, còn một số nguyên nhân khác khiến cho không ít thí sinh quyết định không nhập học đợt 1. Trong đó, một số em đã có lựa chọn khác như đi du học, song phần lớn là do thí sinh chưa hài lòng với ngành và trường đã trúng tuyển nên muốn đợi đến đợt tuyển sinh bổ sung để đăng ký. Sở dĩ có tình trạng này là vì không ít thí sinh dù đăng ký nhiều nguyện vọng khi đăng ký xét tuyển nhưng trượt hết các nguyện vọng 1, 2, 3; chỉ đậu ở nguyện vọng “phòng hờ” thuộc ngành, trường không yêu thích. Nếu xác nhận nhập học, các em sẽ bỏ lỡ cơ hội vào ngành, trường mong muốn, vì thế đành chờ cơ hội ở đợt sau.
Theo các chuyên gia về tuyển sinh, việc chờ xét tuyển bổ sung của thí sinh là chính đáng, song cần tính toán kỹ lưỡng. Bởi hầu hết các trường đại học thuộc tốp trên thường tuyển sinh đủ ngay từ đợt 1. Số chỉ tiêu đợt 2 thường khá ít. Nhà trường sẽ lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển bổ sung, vì vậy khả năng trúng tuyển cũng “hên - xui”. Phần lớn các trường tuyển bổ sung với số lượng lớn là trường ngoài công lập, điểm trúng tuyển nhiều ngành không cao nhưng thí sinh cần tính toán đến chi phí học tập và điều kiện gia đình.
Việc Bộ Giáo dục và đào tạo kéo dài thêm 4 ngày cho thí sinh xác nhận nhập học trên hệ thống tạo điều kiện tốt cho những thí sinh còn đang băn khoăn sớm “chốt” lại ngành, trường đã trúng tuyển để tránh bỏ lỡ cơ hội vào đại học đợt 1 này.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, cả nước có trên 1 triệu thí sinh dự thi, trong đó có hơn 673 ngàn thí sinh đậu vào các trường đại học đợt 1 (đạt tỷ lệ gần 82%). Tuy nhiên, đến 17h ngày 27-8, còn khoảng 122 ngàn thí sinh không xác nhận nhập học trên hệ thống. Ở kỳ tuyển sinh năm 2023, số thí sinh bỏ xác nhận nhập học khoảng 118 ngàn em.
Ngoài nguyên nhân thí sinh “quên” xác nhận, còn một số nguyên nhân khác khiến cho không ít thí sinh quyết định không nhập học đợt 1. Trong đó, một số em đã có lựa chọn khác như đi du học, song phần lớn là do thí sinh chưa hài lòng với ngành và trường đã trúng tuyển nên muốn đợi đến đợt tuyển sinh bổ sung để đăng ký. Sở dĩ có tình trạng này là vì không ít thí sinh dù đăng ký nhiều nguyện vọng khi đăng ký xét tuyển nhưng trượt hết các nguyện vọng 1, 2, 3; chỉ đậu ở nguyện vọng “phòng hờ” thuộc ngành, trường không yêu thích. Nếu xác nhận nhập học, các em sẽ bỏ lỡ cơ hội vào ngành, trường mong muốn, vì thế đành chờ cơ hội ở đợt sau.
Theo các chuyên gia về tuyển sinh, việc chờ xét tuyển bổ sung của thí sinh là chính đáng, song cần tính toán kỹ lưỡng. Bởi hầu hết các trường đại học thuộc tốp trên thường tuyển sinh đủ ngay từ đợt 1. Số chỉ tiêu đợt 2 thường khá ít. Nhà trường sẽ lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển bổ sung, vì vậy khả năng trúng tuyển cũng “hên - xui”. Phần lớn các trường tuyển bổ sung với số lượng lớn là trường ngoài công lập, điểm trúng tuyển nhiều ngành không cao nhưng thí sinh cần tính toán đến chi phí học tập và điều kiện gia đình.
Việc Bộ Giáo dục và đào tạo kéo dài thêm 4 ngày cho thí sinh xác nhận nhập học trên hệ thống tạo điều kiện tốt cho những thí sinh còn đang băn khoăn sớm “chốt” lại ngành, trường đã trúng tuyển để tránh bỏ lỡ cơ hội vào đại học đợt 1 này.
Những tin mới hơn:
- Những lợi ích thiết thực từ thẻ sinh viên mà có thể bạn chưa biết
- Kinh nghiệm học tốt các môn đại cương, giúp sinh viên qua môn dễ dàng
- Những chứng chỉ sinh viên nên có trước khi ra trường
- 7 vấn đề tân sinh viên thường gặp phải trong cuộc sống Đại học
- Điều kiện để sinh viên có thể tốt nghiệp Đại học sớm
- 3 ngành nghề triển vọng, khát nhân lực của nước ta: Có ngành lương hơn 100 triệu/tháng
- 5 phương pháp giúp học sinh sinh viên học Tiếng Anh hiệu quả
- Lộ trình 4 năm Đại học cho sinh viên
- Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Thay đổi cách chấm điểm bài thi trắc nghiệm
- Cách chọn tổ hợp môn thi và các khối xét tuyển được tạo thành từ năm 2025
Những tin cũ hơn:
- Trượt Đại học nên làm gì?
- Kinh nghiệm tránh bẫy lừa đảo dành cho tân sinh viên
- Các chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng để miễn bài thi ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT
- Bộ Giáo dục công bố quy chế thi tốt nghiệp 2025 vào tháng 11
- Lọc ảo nguyện vọng xét tuyển bao nhiêu lần để quyết định kết quả trúng tuyển đại học năm nay?
- Quy trình lọc ảo cho ra điểm chuẩn 2024 diễn ra như thế nào?
- Trong khi chờ điểm chuẩn nên làm gì?
- Những lưu ý khi nộp lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến
- Thời gian, khu vực và các bước thanh toán lệ phí nguyện vọng xét tuyển ĐH 2024
- Điểm sàn ĐKXT năm 2024 của các trường Công an