Hướng dẫn làm dạng bài biểu đồ và bài tập áp dụng Địa lý 12 chương trình mới

Có nhiều câu hỏi trong đề thi môn Địa lý THPT yêu cầu thí sinh chọn biểu đồ thích hợp nhất. Phần này sẽ có mẹo giúp thí sinh dễ dàng chọn được đáp án đúng. Xin mời bạn tham khảo tài liệu chi tiết về kỹ năng và bài tập biểu đồ Địa lý theo chương trình mới dưới đây.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

I. Các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi tốt nghiệp THPT 

Trong đề thi tốt nghiệp THPT, các dạng câu hỏi liên quan tới biểu đồ thường rất đa dạng, tập trung vào khả năng nhận xét, xác định nội dung và các dạng biểu đồ. Dưới đây là các dạng câu hỏi thường gặp: 

1. Xác định dạng biểu đồ 

Thông thường với đề bài biểu đồ thích hợp nhất, dựa trên các từ khóa sau, có thể lựa chọn ngay biểu đồ phù hợp: 

  • Quy mô và cơ cấu: Tròn
  • Chuyển dịch cơ cấu: Miền
  • Tốc độ tăng trưởng theo chuỗi thời gian: Đường

2. Xác định tên/nội dung biểu đồ

Các bước thực hiện như sau: 

- Bước 1: Xác định dạng biểu đồ 

  • Quan sát hình dạng biểu đồ: hình dạng tròn, chữ nhật, các đường biểu diễn, các cột đơn, các cột ghép...
  • Sau đó liên hệ dạng biểu đồ tương ứng với hình dạng đó

- Bước 2: Tìm từ khóa xuất hiện trong phương án phù hợp với dạng biểu đồ vừa tìm được

- Bước 3: Nếu sau 2 bước học sinh vẫn chưa tìm được đáp án thì đó là dạng câu hỏi khó, yêu cầu học sinh nhớ lại chức năng của dạng biểu đồ và xem xét kỹ các yếu tố của biểu đồ (đơn vị, số liệu, các đối tượng được thể hiện trên biểu đồ...)

- Bước 4: Chọn tên/nội dung biểu đồ 

3. Nhận xét biểu đồ 

Quan sát năm đầu và năm cuối để xác định xu hướng là tăng hay giảm. Nếu giá trị năm cuối cao hơn giá trị năm đầu thì đối tượng phát triển theo hướng tăng và ngược lại. 

II. Tài liệu kỹ năng biểu đồ địa lý

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi