Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Anh giai đoạn nước rút

Dưới đây là một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Tiếng Anh trong giai đoạn nước rút. Các thí sinh tham khảo để có phương pháp học tập hiệu quả.
Bài viết dựa theo chia sẻ của bạn Thu Hà, các bạn tham khảo. 
 
Phần ngữ âm
 
Đây là một phần chứa nhiều từ mới, khó lường trước và yêu câù tư duy ngôn ngữ cao tuy nhiên khá dễ. Các em hãy cố nắm một số nguyên tắc cơ bản như sau:
 
- Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2
Ex: become, understand,
- Trọng âm rơi vào chính các vần sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self.
Ex: event, subtract, protest, insist, maintain, myself, himself …
- Các từ có hậu tố là –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity -> trọng âm rơi vào âm tiết liền trước.
Ex: economic, foolish, entrance, enormous …
- Danh từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ex: birthday, airport, bookshop, gateway, guidebook, filmmaker, …
- Hầu hết các chữ được viết dưới dạng ee (meet), ea (meat), e-e (scene) đều được phát âm thành /i:/.
- Quy tắc phát âm của đuôi –ed, -s, -es.
 
Phần Multiple Choice
 
Đây là phần khó nhất trong cả đề thi bởi phần bài này ở dạng nâng cao rất dễ gây ra nhầm lẫn, đánh lừa giữa các đáp án A, B, C và D. Các em nên ghi nhớ một số dạng câu hỏi thường gặp trong các đề như:
 
- Thành ngữ: Different as chalk and cheese, rain cats and dogs, …
- Sự khác biệt giữa các từ cùng loại như là sight, view, scenery, …
- Phrasal verb các em có thể luyện và tra ở trên app The phrasal verb machine
- Các nhóm từ diễn đạt chung một ý nghĩa như obey, commit, …
 
Một phần nhỏ các em sẽ gặp là từ đông nghĩa và trái nghĩa, trong thế giới từ vựng muôn hình vạn trạng thì các em hãy nhớ rằng những từ không được gạch chân hay in đậm sẽ là manh mối cho các em dựa vào đó để đoán nghĩa. Và nhớ là em phải đọc kĩ đề vì có rất nhiều bạn bỏ sót chữ “NOT” trong đề bài.
 
Phần chọn câu sao cho nghĩa không đổi và sửa lỗi sai
 
Phần này khá dễ bởi các em chỉ cần nắm chắc ngữ pháp là có thể ăn điểm được dễ dàng. Gợi ý cho các em một bộ đề khiến các em nắm vững được tuy không phải là tất cả nhưng cũng là phần lớn các lạo câu, quy tắc ngữ pháp mà đã xuất hiện nhiều trong đề thi các năm trước là bộ Writing for gifted students. Các em có thể tra google về bộ luyện ngữ pháp này và luyện. Tin rằng nó sẽ giúp ích cho các em rất nhiều.
 
Phần bài đọc
 
Các bạn khi mới luyện đề thường sợ phần này nhất bởi trong bài có thể có rất nhiều từ mới hoặc trong bài viết viết về kiến thức mà em không hề có nền tảng như là hệ sinh thái hay là về dân tộc, chính trị,.. Nhưng sau khi ôn đề khoảng một tháng liên tục mỗi ngày làm hai cho tới ba đề khó thì em sẽ tự trang bị được cho mình kĩ năng đọc hiểu như:
 
- Cách nắm topic bài đọc
- Cách sử dụng các câu trong bài để suy luận nghĩa của từ mới
- Cách “làm ngơ” được từ khó hiểu để đọc hiểu được toàn bài, nối liền ý các đoạn mà không gặp khó khăn
- Kỹ năng skim và scan bài đọc để tìm key words, lọc thông tin
- Kỹ năng đọc câu hỏi và xác định phần nội dung mà câu hỏi muốn hướng tới trong bài đọc
- Và nhờ đó thì hai bài đọc cũng là hai bài giúp các em ăn điểm nhiều nhất trong kỳ thi đó!
 
Một vài nhắc nhở
 
Dù biết rằng hiện nay Bộ đã cắt giảm số câu trong bài thi tiếng Anh của kỳ thi THPT Quốc gia xuống từ 80 câu xuống 50 câu tuy nhiên chị vẫn khuyên các em nên ôn luyện bằng đề 80 câu bởi:
 
- Luyện được nhiều câu mỗi dạng hơn trong cùng một đề
- Mỗi dạng có nhiều câu hơn một chút nên mức độ khó dễ trung bình trong đề cũng rõ ràng để các em nhận biết hơn
- Câu hỏi của các bài đọc sẽ nhiều hơn và nhờ đó hỏi được hết ý của bài đọc và có rất nhiều bài có câu hỏi khó, rất hay và bổ ích cho các em trong quá trình ôn luyện.

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi