Lưu ý giúp học sinh lớp 12 ôn tập tốt môn Tiếng Anh
Một vài phần kiến thức cần lưu ý
Căn cứ vào đề thi minh họa môn Tiếng anh do Bộ GD-ĐT công bố thì tổng tất cả sẽ có khoảng 10 dạng bài học sinh cần nắm vững bao gồm: phát âm, trọng âm, điền vào chỗ trống, nghĩa của từ, dạng chọn câu giao tiếp, đọc hiểu và điền từ, đọc hiểu trả lời câu hỏi, tìm lỗi sai, chọn câu có nghĩa tương đương và cuối cùng là ghép câu.
Nhìn một cách khái quát thì đề thi bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm thuộc dạng bài như đề thi năm 2020 chỉ có một chút thay đổi về mặt nội dung. Mặc dù vậy đề thi có tính phân hóa, câu hỏi khó và cực khó chiếm khoảng 30% toàn bài.
Thí sinh cần nắm vững kiến thức từ cơ bản đến nâng cao vì mỗi dạng bài sẽ kiểm tra một kỹ năng không giống nhau.
- Đối với dạng bài phát âm thì các em nên dành thật kỹ thời gian để có thể ôn tập và nắm chắc hơn những quy tắc cơ bản như quy tắc phát âm đuôi ‘s, đuôi ed. Hầu hết năm nào cũng có dạng bài này trong đề thi và đây cũng là một trong những trọng tâm của thi tốt nghiệp THPT.
- Dạng bài trọng âm thì các bạn nên xem lại quy tắc đánh trọng âm của Tiếng anh 10, 11, 12, phần cuối sách sẽ có phần đọc để học sinh nhận biết cách phát âm cũng như trọng âm của từ.
- Dạng bài chọn đáp án đúng nhằm kiểm tra vốn kiến thức tổng hợp của học sinh về mảng từ vựng ngữ pháp và cấu trúc. Nên thí sinh hãy xem nội dung kiến thức trong đề minh họa, vừa làm vừa ôn lại những phần kiến thức quan trọng để hiểu rõ đáp án hơn.
- Cùng với đó cũng cần hệ thống lại toàn bộ chủ đề từ vựng ngữ pháp trong sách Tiếng anh lớp 10, 11, 12 cũng sẽ giúp giải quyết được dạng bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
- Phần ngữ pháp tương đối quan trọng như thì của động từ,câu bị động, câu trực tiếp gián tiếp, liên từ… có thể xuất hiện trong đề thi do đó mà các em không nên chủ quan và bỏ qua bất cứ mảng nào.
- Dạng đọc hiểu và chọn đáp án đúng là phần gây nhiều khó khăn nhất cho thí sinh. Khi đó trong dạng bài này thì cần đọc kỹ câu hỏi, gạch chân những ý chính, tiếp đến đọc lướt để xác định được đúng vị trí chứa thông tin sau đó tìm ra đáp án đúng. Thông thường các câu hỏi sẽ đề cập đến nội dung chính của bài, nghĩa của từ và tìm ra những thông tin chi tiết. Đọc nhiều lần để hiểu bài đọc và lựa chọn ra đáp án chính xác hơn.
- Phần viết lại câu: học kỹ các cấu trúc thầy cô dạy trên lớp và thực hành bằng các bài viết lại câu tự luận, như vậy các em sẽ nhớ cấu trúc rất lâu và khi áp dụng sang bài trắc nghiệm sẽ làm rất dễ và nhanh
Đặt ra mục tiêu ôn tập cho môn Tiếng anh
Với những thông tin ở trên chắc hẳn các bạn thí sinh đã nắm rõ hơn dạng bài cần ôn tập, tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần đặt ra mục tiêu ôn tập phù hợp cho bản thân.
Việc luyện giải đề thi sẽ giúp các em nhận biết và ôn tập kiến thức cơ bản đến 40%, còn lại khoảng 50% là kiến thức thông hiểu vận dụng chiếm 50% và những kiến thức nâng cao chiếm 10%.
Vì vậy tốt nhất các học sinh lớp 12 hãy làm thử đề thi minh họa, sau đó xác định điểm hiện tại của bản thân và đặt mục tiêu phù hợp với năng lực.
Sau khi làm đề thi và chấm điểm đạt mức trung bình thì các em cần ôn tập lại từ vựng ngữ pháp cơ bản của 3 năm cấp 3 và cần kết hợp với ôn tập các đề mục ngữ pháp từ vựng trong sách Tiếng anh 10, 11, 12 là việc làm cấp thiết.
Còn trong trường hợp nếu thí sinh đã đạt mức điểm 7, 8 thì ngoài việc xem lại các chuyên đề ngữ pháp học sinh cần có vốn từ vựng để đọc hiểu. Nên kết hợp học cả việc ôn lại chủ điểm ngữ pháp từ vựng với việc luyện thật nhiều đề và tăng cường làm các bài đọc hiểu.
Với những bạn mong điểm số 9, 10, chắc hẳn các em đã nắm rất vững kiến thức ngữ pháp và vốn từ vựng phong phú, như vậy điều các em cần hướng tới là sự tỉ mỉ cẩn thận.
Học sinh có thể sử dụng các đề thi thử của nhiều năm, làm trong khoảng thời gian xác định và kiểm tra kết quả. Sau khi kiểm tra, các em cần ghi rõ những câu sai và lý do mình mắc sai lầm.
Một điều cuối cùng muốn nhấn mạnh, các em đừng để trống bất cứ câu hỏi nào dù không chắc chắn vào đáp án. Các em hãy cứ chọn một đáp án, đừng để trống ô khoanh vì biết đâu đáp án các em chọn có thể là đáp án đúng.
Hy vọng bài viết ở trên đã giúp thí sinh có thêm nhiều thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT quan trọng sắp tới.
Những tin mới hơn:
- Sắp hết hạn đăng ký nguyện vọng trực tuyến, thí sinh lưu ý gì để chọn đúng ngành, dễ trúng tuyến nhất?
- Sau khi nộp hồ sơ dự thi tốt nghiêp THPT 2021, thí sinh nên làm gì?
- Top 5 nhóm ngành thu hút nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 nhất năm 2021
- Tuyển sinh 2021: Trường ĐH đau đầu với thí sinh ảo khi xét học bạ
- Tra cứu danh mục điểm cộng ưu tiên theo đối tượng và khu vực trong tuyển sinh đại học
- Thủ tục xét đặc cách thi tốt nghiệp THPT 2021
- Thời gian nhận Giấy báo dự thi tốt nghiệp THPT 2021, nhận Giấy báo dự thi ở đâu?
- Phát hiện sai sót trên giấy báo dự thi tốt nghiệp THPT 2021, thí sinh phải làm gì?
- Kinh nghiệm và kế hoạch ôn thi Toán tốt nghiệp THPT 2021 cho 2K3
- Mất hoặc chưa có thẻ căn cước công dân có được thi tốt nghiệp THPT?
Những tin cũ hơn:
- Đăng ký nguyện vọng trên Phiếu có được điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi?
- Thí sinh là F0, F1, F2, F3 sẽ thi tốt nghiệp THPT thế nào?
- Bộ GD&ĐT hé lộ về đề thi, kịch bản thi tốt nghiệp THPT 2021
- Bộ GD&ĐT công bố danh sách 144 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, tuyển thẳng vào Đại học 2021
- Đã có 631.110 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2021, bài thi KHXH chiếm đa số
- Bộ GD&ĐT yêu cầu sẵn sàng phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT khi dịch bệnh phức tạp
- Tuyển sinh 2021: Các bước tra cứu phiếu đăng đăng ký dự thi và báo sai sót
- Bộ GD&ĐT công bố số điện thoại, email hỗ trợ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH 2021
- Ôn thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT: 4 tình huống dễ gây lỗi sai, mất điểm
- Hôm nay, thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH 2021