Những lưu ý khi chọn trường, chọn nghề
Cần cân nhắc: thích nhất và phù hợp nhất
Khi chọn ngành, chọn trường, nhiều thí sinh bị ảnh hưởng bởi gia đình, bạn bè, người thân. TS. Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, về phía gia đình, bạn bè, người thân, nhất là những người có kinh nghiệm là rất cần thiết. Bản thân thí sinh cũng phải biết năng lực, sở trường của mình như thế nào…
Ngoài ra, các em phải biết kết hợp nhiều yếu tố khác nhau để đưa ra quyết định lựa chọn cho mình. Tuy nhiên, quan trọng là chọn ngành phù hợp với mình nhất. Lưu ý, ngành mình thích nhất chưa chắc đã phù hợp với mình nên thí sinh cần cân nhắc giữa hai yếu tố: thích nhất và phù hợp nhất khi lựa chọn ngành học, trường học.
PGS.TS Trần Thành Nam, trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: Kết quả khảo sát 1.400 học sinh năm 2020 của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Giáo dục cho thấy, có 40% học sinh đã xác định hướng nghề lựa chọn nhưng vẫn mơ hồ và chưa hiểu rõ hết về nghề. 25% học sinh không thống nhất được với cha mẹ về nghề đã lựa chọn. 30% học sinh còn băn khoăn hoặc chưa chọn được 1 nghề để theo đuổi. 5% học sinh đã chọn định hướng được nghề nhưng không phù hợp với bản thân.
Từ kinh nghiệm đúc kết thực tế, PGS.TS Trần Thành Nam chỉ ra 8 sai lầm của cha mẹ khi định hướng nghề nghiệp cho con. Đó là thiếu tôn trọng mong muốn của con, áp đặt với suy nghĩ “còn nhỏ, chưa biết gì”. Cùng với đó là coi trọng hình thức nghề hơn giá trị nghề. Đồng thời, bỏ mặc, không quan tâm định hướng nghề, sắp đặt toàn bộ lộ trình cho con. Ngoài ra, chọn nghề, hướng nghiệp không căn cứ vào khả năng của con, sử dụng tài chính để giúp con có việc làm hoặc chú ý cơ hội xin việc hơn là cơ hội phát huy sở trường.
Về phía học sinh, có 6 sai lầm mà các em thường dễ mắc phải khi chọn ngành nghề. Đó là dựa hoàn toàn vào năng lực học tập; chọn nghề theo trào lưu; chọn nghề vì lý do kinh tế; chọn nghề được xã hội trọng vọng; dành quá ít thời gian để tìm hiểu nghề nghiệp; tư tưởng học gì cũng được miễn là đại học.
PGS.TS. Trần Thành Nam khuyên học sinh hãy dành thời gian để khám phá bản thân, tìm ra lĩnh vực mình yêu thích. Sau giai đoạn chọn ngành mới tiến tới chọn trường. Thí sinh cần xác định môi trường học mình mong muốn, tham khảo cơ sở vật chất, chương trình học, tình hình kinh tế gia đình, từ đó đưa ra quyết định cuối cùng.
“Khi chọn trường, thí sinh nên hướng tới thị trường lao động 5 -7 năm tới. Nhiều nghề nghiệp có thể mất đi, bị thay thế bởi robot và không ít ngành nghề mới sẽ xuất hiện. Đặc biệt, không có ngành học nào hot với tất cả thí sinh, điều quan trọng là xác định nhóm ngành nghề phù hợp với năng lực sở trường của bản thân, nhu cầu của thị trường lao động”, chuyên gia Trần Thành Nam chia sẻ.
Sai lầm thường gặp khi chọn trường, chọn ngành
PGS.TS Phạm Mạnh Hà, giảng viên cao cấp Trường Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng chỉ ra một số sai lầm của học sinh khi chọn trường, chọn ngành.
Theo chuyên gia này, sai lầm đầu tiên là “chọn trường có tiếng hơn là trường vừa miếng”. Đơn cử như người có 29-30 điểm thường có tâm lý học trường càng tốt bao nhiêu thì cơ hội việc làm càng cao bấy nhiêu, cứ phải vào các trường top đầu cho yên tâm. Trong khi đó, thực tế mỗi trường lại có những ngành khác nhau, mà ngành đó có thể không phù hợp với bản thân, hệ quả là rất nhiều bạn bị “đứt gánh giữa đường”.
Sai lầm thứ hai là với tâm lý là thôi cứ vào trường đã, học ngành gì cũng được. Hệ quả của việc học ngành học nào cũng được mà không tìm hiểu trước là rất dễ dẫn đến thất vọng. Nhiều bạn sinh viên chọn chuyên ngành có tên rất hay nhưng khi vào học thấy không phù hợp rồi bỏ giữa chừng, lãng phí cả tiền bạc, thời gian và cơ hội.
Sai lầm thứ ba là lựa chọn vùng an toàn khi định hướng nghề. Ví dụ, thí sinh có 26 điểm thì thường có tâm lý chọn trường lấy 24-25 điểm năm ngoái cho an toàn. Nhưng thực tế, vùng an toàn càng rộng, cơ hội được học ngành phù hợp với mong muốn càng thấp, do đó đôi khi, thí sinh cũng phải chấp nhận mạo hiểm một chút.
Với quy định xét tuyển đại học theo hướng ưu tiên thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào ngành yêu thích như hiện nay, các em cần chú ý sắp xếp thứ tự nguyện vọng một cách thông minh để tránh tình trạng dù học rất giỏi nhưng vì sợ trượt nên lỡ mất ngành yêu thích.
Sai lầm thứ tư là tâm lý học ngành nào, trường nào học phí cũng thế nên không tính kỹ các chi phí. Thực tế có những ngành ngoài học phí phải có chi phí học liệu, chi phí đi thực tế, sử dụng vật tư phòng thí nghiệm… nên tổng chi phí rất cao. Khi học một thời gian, gia đình không đủ điều kiện kinh tế để chi trả, dẫn đến việc phải nghỉ học giữa chừng thì rất tiếc.
Từ những câu chuyện cụ thể trên, chuyên gia Phạm Mạnh Hà cho rằng, lý thuyết chọn lựa nghề nghiệp lý tưởng là phải có sự đan xen giữa đam mê, nhu cầu và năng lực. Chọn cái gì mình giỏi nhất, cái gì mình thích nhất, cái gì xã hội đang cần nhất, đó là lựa chọn phù hợp nhất.
“Thí sinh hãy căn cứ vào năng lực của mình để lựa chọn lĩnh vực phù hợp. Đối chiếu các nhóm năng lực tương ứng với lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, từ đó xem những nghề nghiệp nào mình làm được. Trên cơ sở xác định được nhóm nghề phù hợp với năng lực, tìm ra nghề mình thích nhất để lựa chọn học tập”, TS Phạm Mạnh Hà khuyên.
Những tin mới hơn:
- Học gì ở ngành Marketing? Làm thế nào để biết có phù hợp ngành này hay không?
- IELTS đang được tổ chức thi ở những đâu?
- Thông tin mới đáng chú ý về tuyển sinh 2023
- Thống kê những ngành có tỷ lệ thí sinh nhập học cao nhất và thấp nhất 2022
- Ngành Cơ khí ô tô
- Các phím tắt giúp bạn sử dụng Word, Excel, Power Point thành thạo
- Thi lại Đại học cần thi mấy môn? Thủ tục ra sao?
- Các bước cần thiết để cải thiện kỹ năng thuyết trình cho học sinh, sinh viên
- Thủ tục xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp THPT
- Bốn nấc thang đến 9.0 IELTS Listening
Những tin cũ hơn:
- Bí quyết vàng giúp bạn học thuộc nhanh, nhớ lâu các môn KHXH
- Kinh nghiệm học cho học sinh lớp 12 bứt phá năm cuối cùng
- 1000+ mẫu câu giao tiếp Tiếng Anh thông dụng nhất
- Ngành Kinh tế gồm những chuyên ngành nào? Những ngành Kinh tế HOT nhất hiện nay
- Bộ GD&ĐT phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS
- Điều kiện để sinh viên có thể tốt nghiệp ĐH sớm
- Dừng hàng loạt kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, thí sinh Việt Nam bối rối, lo lắng
- Ngành học đầu vào có thể tới 28 điểm nhưng lương hậu hĩnh, cơ hội lại càng rộng mở trong tương lai
- 10 ngành có tỷ lệ người được tuyển dụng trong lần đầu xin việc cao nhất
- Ngành học lấy điểm đầu cao cực cao, cơ hội việc làm và mức lương ngày càng khủng