Phương pháp học Tiếng Anh qua phim ảnh và bài hát
Học Tiếng Anh qua xem phim
1. Trước khi xem
Nên tra cứu về nội dung phim để nắm được rõ thể loại của phim, nên xem các bộ phim chuyển thể từ sách vì chất lượng tốt hơn thay vì chỉ xem phim có các diễn viên mà bạn thích. Biết trước nội dung phim cũng giúp bạn tạo động lực và hứng thú hơn khi xem.
2. Trong lúc xem phim
- Có thể xem qua lượt đầu để hiểu nội dung của phim, tra từ điển khi cần
- Xem đi xem lại, tối thiểu 10 lần cho một bộ phim. Mỗi lần chỉ xem tầm 10 phút phim nhưng replay nhiều lần 10 phút đó. Làm như thế, bạn tự khắc sẽ nhớ những điều cần phải nhớ.
- Ghi chép ra những cụm từ và cách diễn đạt hay theo sơ đồ từ vựng hình mặt trời.
- Nếu có thời gian, có thể đọc cuốn sách tiếng Anh mà bộ phim chuyển thể, tìm ra điểm khác biệt giữa phim và sách.
- Tóm tắt lại nội dung bộ phim bằng Tiếng Anh chừng 500 chữ. Bạn cũng có thể bình luận về một điểm hứng thú nhất đối với bạn trong vòng 1000 chữ.
- Chia sẻ nội dung viết (hoặc nói) đó của bạn về bộ phim lên mạng xã hội. Những lời khen ngợi, góp ý của bạn bè sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục hành trình tương tự với bộ phim tiếp theo.
- Lưu ý rằng xem kỹ nhiều lần một phim hoặc một đoạn phim hơn là xem nhiều phim mà chỉ lướt qua sơ sài. Cố gắng xem kỹ và thuộc các đoạn có chữ, có lời thay vì chỉ chú ý tới cảnh nóng, đánh nhau...
- Không cần đoán từ, đoán nghĩa, hãy bật phụ đề (captions or subtitle) lên và tra từ điển ngay từ đầu nếu cần. Những lần sau, bắt đầu tập đoán nghĩa không tra từ điển, tắt bỏ phụ đề.
- Nếu có thể, hãy xem đến chừng nào bạn có thể thuộc lòng lời thoại nhé. Với phim tài liệu (documentary) thì thuộc các cụm từ khóa quan trọng. Điều đó cực tốt cho việc học ngôn ngữ đấy
3. Gợi ý bộ phim nên xem
Có rất nhiều bộ phim Âu Mỹ đáng xem vừa để giải trí vừa để học Tiếng Anh như Pearl Harbor; King Arthur; Brave Heart; Troy; Hercules (TV series; Discovery Channel; BBC Earth Planet; Superman 1, 2, 3; Spiderman 1, 2, 3; Ice Age 1, 2, 3; Iron Man 1, 2, 3; Kungfu Panda; Lion King 1...
Học Tiếng Anh qua nghe nhạc
So với phim, từ vựng lời bài hát không phong phú bằng. Do đó, các bạn đạt trình độ chừng A2 trở về ban đầu thì nên nghe bài hát để học. Sau trình độ A2, bài hát không còn nhiều tác dụng học tập, nhất là đối với người theo đuổi học thuật chuyên sâu. Bạn nên bật lời bài hát lên và nghe. Tra từ điển nếu cần. Sau đó nghe và hát theo đến khi thuộc lòng. Chừng nào bạn không nhìn lời hát mà vẫn hiểu rõ nội dung thì chấp nhận được.
Các bài hát gợi ý nên nghe như các bài hát của Westlife, M2M, Celin Dion, Elton John, MLTR…; Shalala; Dont cry, Joni; You are my number one; How deep is your love?; Tell Laura I love her; Sad movie; Anyone of us; Heal the world; We are the world; What a beautiful world!
Những tin mới hơn:
- 5 lưu ý cho sinh viên khi chọn việc làm thêm vừa có thu nhập vừa tốt cho chuyên ngành
- Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần một kỳ thi gọn nhẹ
- Nợ tín chỉ là gì? Nợ tín chỉ thì bị xử lý như thế nào?
- Bằng tốt nghiệp Đại học có ghi xếp loại không?
- 7 lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất để không phí 4-5 năm ĐH
- IELTS 8.0 làm được gì? Kinh nghiệm đạt IELTS 8.0
- Sẽ xóa sổ 38 trường cao đẳng đào tạo sư phạm
- 18 ngành nghề cần lao động tốt nghiệp đại học được Bộ GD&ĐT thống kê
- Cách quản lý tiền, tiết kiệm tiền cho sinh viên năm nhất
- Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn
Những tin cũ hơn:
- Đi nghĩa vụ quân sự được những quyền lợi gì? Cần biết kẻo thiệt
- Nên thi IELTS trên máy tính hay trên giấy? Tiêu chí đánh giá khác nhau hay không?
- 10 thói quen thực hiện mỗi ngày giúp nâng trình Tiếng Anh
- Chọn sai ngành phải làm sao?
- 13 kỹ năng sinh viên cần phải trau dồi ngay từ năm nhất
- 5 bí quyết đạt điểm cao môn Triết học
- 7 lý do vì sao sinh viên năm nhất nên học Tiếng Anh
- 5 phương pháp ghi chép giúp học sinh, sinh viên học đến đâu nhớ đến đấy
- Sự khác biệt thú vị giữa cấp 3 và Đại học
- Xếp loại bằng Đại học được tính như thế nào?