Xu hướng các trường ĐH tuyển sinh 2022
Theo thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, khuyến cáo của Bộ GD&ĐT về việc các trường ĐH, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển là hợp lý, theo đúng xu hướng tuyển sinh những năm gần đây. Những năm trước các trường chủ yếu chỉ sử dụng dựa vào kết quả kỳ thi chung do Bộ tổ chức, sau đó dần bổ sung nhiều phương thức riêng khác.
Thạc sĩ Lê Phan Quốc dự đoán xu hướng tuyển sinh ĐH trong năm 2022 có thể vẫn theo 3 nhóm chính. Thứ nhất, các ngành đặc thù các trường vẫn buộc tổ chức kỳ thi riêng để đánh giá (ví dụ thi năng khiếu). Thứ hai, những ngành nghề không quá đặc thù và không có mức độ cạnh tranh cao, vẫn sử dụng các phương thức xét tuyển độc lập như: dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập phổ thông… Thứ ba là nhóm các ngành, các trường sử dụng kết hợp các tiêu chí khác nhau để có mức độ sàng lọc đầu vào cao hơn. Ví dụ, phương thức xét tuyển kết hợp điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT và điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức.
"Với các xu hướng này, quan trọng nhất với thí sinh vẫn là quá trình tích lũy tốt kiến thức bậc học phổ thông. Ngoài ra, tham khảo thêm cách đánh giá riêng của các trường để có sự chuẩn bị tốt hơn khi tham gia xét tuyển, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho hay.
Tiến sĩ Bùi Quang Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dự kiến trong năm 2022 và các năm tới, trường vẫn tuyển sinh theo xu hướng kết hợp đồng thời các tiêu chí khác nhau. Trong đó, kết quả quá trình học tập và thi tốt nghiệp THPT là cơ sở đánh giá nền tảng. Sau đó, trường kết hợp thêm các tiêu chí đánh giá khác theo định hướng đào tạo của trường, chẳng hạn chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
PGS Điền cũng cho biết Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ xây dựng một hệ thống đánh giá riêng, cụ thể là tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy, để làm căn cứ lựa chọn thí sinh. Dự kiến trường sẽ tổ chức kỳ thi này nhiều lần trong năm, sẽ khai giảng khóa mới 2 lần trong năm, vào học kỳ mùa thu và học kỳ mùa xuân giống như thông lệ quốc tế.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng sẽ cho phép các trường khác dùng chung kết quả kỳ thi, trước hết là các trường kỹ thuật công nghệ, hoặc những trường nguồn tuyển dựa vào thí sinh dự thi các môn khoa học tự nhiên (gồm toán, lý, hóa, sinh), tiếng Anh, tiếng Việt.
Những tin mới hơn:
- Đề xuất đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS
- Cách học online hiệu quả cho học sinh, sinh viên
- Bộ trưởng GD-ĐT: Kéo dài thời gian năm học để bù đắp kiến thức cho học sinh
- Công nghệ thông tin logistics sẽ lên ngôi trong thời gian tới
- Hàng nghìn sinh viên chậm tốt nghiệp
- Lưu ý gì khi học online để tránh điện thoại phát nổ?
- Những ngành học lên ngôi sau đại dịch
- Những sai lầm thường thấy khi phụ huynh giúp con chọn nghề
- Cách học hiệu quả cho sinh viên năm nhất chinh phục giảng đường ĐH
- Trắc nghiệm tìm ngành nghề phù hợp cho học sinh
Những tin cũ hơn:
- Ông Mai Văn Trinh thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
- Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2022
- Một năm điểm chuẩn biến động, học sinh 2K4 chú ý gì cho kỳ thi tốt nghiệp 2022?
- Trường đại học cảnh báo tình trạng lừa đảo thí sinh đóng thêm lệ phí
- Quy định bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT
- Những chính sách mới nào về giáo dục có hiệu lực trong tháng 10/2021?
- Bộ GD&ĐT xây dựng và triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn từ năm 2022-2025
- Các đối tượng được miễn, giảm học phí từ năm 2021
- Nên ưu tiên vào đại học bằng cách khác thay vì cộng điểm trực tiếp
- Điểm ưu tiên khiến những thí sinh năng lực giỏi mà không được cộng điểm bất lợi