Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì?
Tại phiên chất vấn, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho biết hiện nay, nhiều trường đại học đào tạo tràn lan, tranh thủ thu hút sinh viên để có chi phí. Sinh viên ra trường phải giấu bằng cấp để tìm việc hoặc việc làm trái với ngành học. Nên chăng, các trường phải cam kết sinh viên có việc làm khi ra trường? Ông Hòa cũng đặt vấn đề bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp. Như năm 2020, kỳ thi không được tổ chức đồng nhất trên cả nước nên dù ít hay nhiều cũng tạo ra sự không công bằng cho học sinh.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng rất khó để các trường đại học cam kết về việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Các trường đại học đã phối hợp doanh nghiệp để dự báo nhân lực, cùng đào tạo nhưng quyền tuyển dụng là trong tay doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không dám đặt bút ký cam kết sử dụng bao nhiêu sinh viên của một trường nên việc này rất khó.
Còn về kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi này đã được luật hóa. Kỳ thi có tác dụng đánh giá kết quả học tập của học sinh và đây vẫn là căn cứ để các trường đại học tuyển sinh. Ông khẳng định trước mắt việc thi tốt nghiệp THPT là vẫn cần thiết.
Với kỳ thi năm 2022, Bộ GD&ĐT đang lên kế hoạch để tổ chức kỳ thi linh hoạt hơn, căn cứ tình hình dịch bệnh. Bộ GD&ĐT đang xây dựng ngân hàng đề lớn hơn, đáp ứng việc tổ chức thi linh hoạt, nhiều đợt hơn, thậm chí có thể mỗi địa phương một kế hoạch thi. Nhưng như thế công tác tổ chức thi sẽ có nhiều khó khăn, tốt nhất vẫn là tổ chức một đợt thi hoặc một nhóm địa phương một đợt.
Nguồn tin: tuyển sinh số
Những tin mới hơn:
- Chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể giảm mạnh
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Có phải tất cả sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ 3,63 triệu/tháng?
- 7 sai lầm khiến học tiếng Anh mãi không giỏi
- Sinh viên đi làm thêm đúng ngành học giúp 'ghi điểm' trong mắt nhà tuyển dụng
- 7 lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất để không phí 4-5 năm ĐH
- Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
- Những thông tin mới nhất về tuyển sinh đại học năm 2022
- Mất gốc Tiếng Anh làm thế nào để đạt được 6 điểm khi thi?
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
Những tin cũ hơn:
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về những thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt ĐH
- Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung một số ngành đào tạo trình độ ĐH mới
- Chân dung 4 nam sinh vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021
- Không biết thích gì, học ngành gì thì phải làm sao?
- Soi mức lương ra trường của 4 ngành học có điểm chuẩn cao hàng đầu cả nước
- Trắc nghiệm tìm ngành nghề phù hợp cho học sinh
- Cách học hiệu quả cho sinh viên năm nhất chinh phục giảng đường ĐH
- Những sai lầm thường thấy khi phụ huynh giúp con chọn nghề
- Những ngành học lên ngôi sau đại dịch
- Lưu ý gì khi học online để tránh điện thoại phát nổ?