Giải thích về việc các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau

Trong Phiếu Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học, có phần yêu cầu thí sinh điền nguyện vọng (mục 21). Rất nhiều bạn còn thắc mắc về cách điền cũng như thứ tự ưu tiên nguyện vọng, tại sao lại nói các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thứ tự nguyện vọng 

Thứ tự nguyện vọng rất quan trọng với mỗi thí sinh. Trong đó, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất. Theo quy định, số lượng nguyện vọng là không hạn chế. Bạn có thể đăng ký 4 nguyện vọng, 8 nguyện vọng hay 10 nguyện vọng... tùy sở thích và nhu cầu.

Tuy nhiên, khi thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1, hệ thống sẽ tự động ngưng xét tuyển các nguyện vọng còn lại, tức là các nguyện vọng 2,3,4... sẽ không được xét trúng tuyển cho dù thí sinh có mức điểm cao hơn điểm đầu vào của trường đó. Vì thế, thí sinh phải đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích.

Ví dụ:

Thí sinh NGUYỄN VĂN TOÀN đạt 22 điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. TOÀN đăng ký nguyện vọng theo thứ tự sau:

  • Nguyện vọng 1: Ngành Quản hệ quốc tế của trường A (điểm trúng tuyển 21 điểm)
  • Nguyện vọng 2: Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của trường B (điểm trúng tuyển 20 điểm)
  • Nguyện vọng 3: Ngành Sư phạm Tiếng Anh của trường C (điểm trúng tuyển 19 điểm)
  • Nguyện vọng 4: Ngành Tài chính - ngân hàng của trường D (điểm trúng tuyển 20 điểm)

Dù có điểm cao hơn điểm trúng tuyển của tất cả các trường trên nhưng NGUYỄN VĂN TOÀN vẫn chỉ được chọn Ngành Quản hệ quốc tế của trường A.
 

Tại sao lại nói các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau? 

Với mỗi thí sinh, việc sắp xếp thứ tự nguyện vọng là rất quan trọng. Nhưng khi các trường xét tuyển sẽ xét bình đẳng giữa các nguyện vọng với nhau và căn cứ vào điểm thi của bạn. Dù có sắp xếp một trường, một ngành ở nguyện vọng 10 nhưng nếu điểm thi của bạn cao hơn các thí sinh khác thì bạn vẫn sẽ trúng tuyển vào trường. Như vậy, thí sinh dù đăng ký ở nguyện vọng 1 hay nguyện vọng 10 vào cùng 1 ngành đều được xét tuyển bình đẳng như nhau, thí sinh điểm cao sẽ được xét trúng tuyển trước.

Ví dụ:

Thứ tự  Thí sinh NGUYỄN VĂN NAM Thí sinh PHẠM THỊ DUYÊN Thí sinh HOÀNG THỊ LINH
NV1 Ngành Marketing - trường A Ngành Công nghệ thông tin - trường F Ngành Quản trị nhân lực - trường K
NV2 Ngành Quản trị khách sạn - trường B Ngành Luật quốc tế - trường G Ngành Quản lý xây dựng - trường L
NV3 Ngành Kế toán - trường C Ngành Kiến trúc cảnh quan - trường H Ngành Khoa học quản lý - trường M
NV4 Ngành Báo chí - trường D Ngành Marketing - trường A Ngành Công nghệ dệt may - trường Y
NV5 Ngành Luật kinh tế - trường E Ngành Sư phạm Tiếng Anh - trường I Ngành Marketing - trường A
....      

Điểm trúng tuyển vào các ngành như sau:

  • Marketing là 20 điểm
  • Quản trị nhân lực là 21 điểm. 
  • Công nghệ thông tin là 22 điểm
  • Luật quốc tế là 23 điểm
  • Kiến trúc cảnh quan là 24 điểm

Giữa 3 thí sinh trên có điểm chung là cùng đăng ký ngành Marketing của trường A nhưng thứ tự nguyện vọng khác nhau. Các thí sinh đạt được điểm như sau: 

  • Nguyễn Văn Nam được 20 điểm
  • Phạm Thị Duyên được 21 điểm
  • Hoàng Thị Linh được 26 điểm

Như vậy, Hoàng Thị Linh đã đỗ nguyện vọng 1 là Quản trị nhân lực (lấy 21 điểm) nên bạn này sẽ không được xét tiếp các nguyện vọng sau. Nguyễn Văn Nam được 20 điểm sẽ đỗ Marketing và Phạm Thị Duyên cũng đỗ Marketing dù đăng ký ở nguyện vọng 4. Các nguyện vọng 1,2,3 của Phạm Thị Duyên đều không đạt nên Phạm Thị Duyên sẽ được xét tuyển đến nguyện vọng 4. 

Nguồn tin: tuyển sinh số

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi